Mối quan hệ pháp luật giữa kiểu dáng công nghiệp và bản quyền tác giả

Các đối tượng thỏa mãn các điều kiện được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng hoàn toàn có thể được bảo hộ bản quyền tác giả. Do vậy, quy định của pháp luật về kiểu dáng công nghiệp có mối quan hệ bản quyền tác giả và sở hữu công nghiệp. Giả định một kiểu dáng cụ thể có các yếu tố hay các đặc điểm, là cái được bảo hộ ở cả phương diện – Bản quyền tác giả và Kiểu dáng công nghiệp – thì liệu người sáng tạo ra nó có thể yêu cầu sự bảo hộ đồng thời của cả hai phương diện này hay không? Nếu câu trả lời ở dạng khẳng định thì sự bảo hộ là đồng thời, tức là, người sáng tạo ra kiểu dáng (tức tác giả) có thể viện đến sự bảo hộ của một trong hai phương diện nêu trên hay cả hai cùng một lúc, tùy theo ý của mình. Điều này cũng có nghĩa là nếu tác giả không nhận được sự bảo hộ của pháp luật về Kiểu dáng công nghiệp do thất bại trong việc đăng ký kiểu dáng của mình thì cẫn có thể được sự bảo hộ Bản quyền tác giả, là sự bảo hộ có được mà không phải theo bất cứ thủ tục nào. Ngoài ra, còn có nghĩa là, sau khi đã hết thời hạn bảo hộ của kiểu dáng đã được đăng ký thì kiểu dáng đó vẫn được bảo hộ Bản quyền tác giả.

Tuy vậy, chúng ta phải phân biệt khái niệm “đồng thời” (cumulatiuon) với khái niệm “cùng tồn tại” (co-existence”. Sự cùng tồn tại của việc bảo hộ có nghĩa là người sáng tạo ra kiểu dáng (tức tác giả) có thể lựa chọn sự bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp hoặc Bản quyền tác giả. Nếu tác giả đã chọn một phương án bảo hộ này thì không thể viện đến sự bảo hộ của phương án kia. Nếu tác giả đã đăng  ký kiểu dáng công nghiệp của mình thì khi hết thời hạn bảo hộ không thể viện đến sự bảo hộ Bản quyền tác giả.

Tham khảo: Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ

Hệ thống bảo hộ đồng thời cả hai phương án: Kiểu dáng công nghiệp và Bản quyền tác giả có tại Pháp và Đức, còn hệ thống cùng tồn tại có tại phần lớn các nước khác.

Bảo hộ Bản quyền tác giả và bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp khác biệt ở chỗ: Theo quy định về bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp thì sự bảo hộ sẽ không được thực hiện nếu người sáng tạo ra kiểu dáng (tức tác giả) không đăng ký kiểu dáng đó trước khi công bố hay trước khi sử dụng tại bất cứ đâu, hay ít nhất là tại nước mà tác giả kiểu dáng đó yêu cầu sự bảo hộ. Còn việc bảo hộ theo quy định của pháp luật về Bản quyền tác giả được thực hiện mà không phải tuân theo bất kỳ thủ tục nào tại phần lớn các nước. Nhìn chung, quy định về bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp bảo hộ kiểu dáng trong một khoảng thời gian ngắn (3, 5, 10 hay 15 năm), còn bảo hộ Bản quyền tác giả trong suốt cuộc đời tác giả và tiếp tục kéo dài thêm 50 năm sau khi tác giả quả đời.

Quyền có được thông qua việc đăng ký một kiểu dáng công nghiệp là một quyền tuyệt đối theo nghĩa: có thể bị coi là vi phạm dù có việc cố tình sao chép hay không. Coi thể bị coi là vi phạm ngay cả khi người vi phạm hành động một cách độc lập và không biết về sự tồn tại của kiểu dáng được đăng ký. Trái lại, theo Bản quyền tác giả thì chỉ có vi phạm khi tác phẩm có bản quyền bị tái tạo.

Tham khảo: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học

Link bài viết: https://havip.com.vn/moi-quan-he-phap-luat-giua-kieu-dang-cong-nghiep-va-ban-quyen-tac-gia/

Link trang chủ: https://havip.com.vn/