【HAVIP】Quy trình giải thể doanh nghiệp

Vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp của bạn không thể tiếp tục hoạt động được nữa, bạn cần tiến hành thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên để giải thể được doanh nghiệp thì bạn cần trải qua rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà. Bạn mệt mỏi vì không biết phải bắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào? HAVIP LAW hiểu nỗi băn khoăn của bạn và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn với dịch vụ giải thể doanh nghiệp nhanh chóng nhất. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục giải thể nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

 

Giải thể doanh nghiệp là gì?

 

1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

 

a. Khái niệm giải thể doanh nghiệp là gì?

 

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

 

b. Các trường hợp phải tiến hành giải thể

 

Theo quy định tại khoản 1 điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 thì các trường hợp doanh nghiệp, công ty phải tiên hành thủ tục giải thể trong 2 trường hợp theo quy định và trình tự như sau:

Thứ nhất: Giải thể tự nguyện

– Doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã được ghi rõ trong điều lệ công ty mà không có ý định gia hạn thêm giấy phép đăng ký kinh doanh

– Theo các quyết định của người đại diện pháp luât tùy vào từng loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
  • Của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
  • Của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần

Thứ hai: Giải thể bắt buộc  theo quy định của pháp luật:

– Số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

– Doanh nghiệp bị thu  hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do vi phạm quy định của pháp luật

Lưu ý:  Để có thể hoàn thành thủ tục giải thể công ty phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ đọng, nợ tồn  và nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp không trong quá trình hoạt động  để giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Như Luật doanh nghiệp mới nhất đã quy định rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục giải thể công ty. Tùy vào việc giải thể doanh nghiệp là tự nguyện giải thể hay bắt buộc mà trình tự, thủ tục cũng có sự khác nhau.

 

Trình tự giải thể doanh nghiệp

 

c. So sánh phá sản và giải thể doanh nghiệp

 

– Giống nhau:

  • Đều là hai phương thức làm chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn;
  • Đều bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;
  • Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

– Khác nhau:

 

STT Tiêu chí Giải thể Phá sản
1. Cơ sở pháp lý Luật Doanh nghiệp 2014 Luật phá sản
2. Nguyên nhân – Do kết thúc thời gian hoạt động mà không được gia hạn;

– Công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục;

– Do bị thu hồi giấy phép kinh doanh;

– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiện hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

– Do doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
3. Người có quyền yêu cầu nộp đơn – Chủ doanh nghiệp

– Hội đồng thành viên,

– Chủ sở hữu công ty

– Đại hội đồng cổ đông.

– Tất cả thành viên hợp danh.

 

– Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên,

– Cổ đông/ nhóm cổ đông (từ 20% vốn liên tục trong 06 tháng).

– Công đoàn, người lao động.

– Chủ nợ

– Người đại diện theo pháp luật.

– Thành viên hợp danh.

4. Thủ tục – Là thủ tục hành chính do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành, thời hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn và đơn giản hơn. -Là thủ tục tư pháp, do toà án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, thời hạn giải quyết một vụ phá sản dài hơn và phức tạp hơn.
5. Thứ tự thanh toán tài sản Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động

Nợ thuế;

Các khoản nợ khác

Chi phí phá sản;

Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,

Bảo hiểm y tế, quyền lợi khác của người lao động

Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

Khoản nợ phải trả cho chủ nợ.

6. Hậu quả pháp lý – Bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. – Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

 

2. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

 

Các quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại. Do vậy, việc xác định rõ điều kiện để tiến hành giải thể doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

 

Điều kiện giải thể của doanh nghiệp

 

Vấn đề mấu chốt trong giải thể doanh nghiệp là giải quyết những khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi chấm dứt tồn tại. Các khoản nợ và hợp đồng này có thể được thực hiện bằng các giải pháp như: doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng; chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ hợp đồng cho chủ thể khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Như đã nói ở trên, giải thể doanh nghiệp có hai trường hợp là giải thể tự nguyện hoặc giải thể bắt buộc. Nhưng cho dù là giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc thì điều kiện đặt ra là doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán được các nghĩa vụ tài chính của mình. Đây là quy định nhằm đảm bảo tối đa quyền, lợi ích của những người có liên quan tới doanh nghiệp như người lao động trong doanh nghiệp hay các chủ nợ.

Tham khảo bài viết: Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty

 

3. Thủ tục giải thể doanh nghiệp 2019

 

Hiện tại với quy trình liên thông một cửa, khi thành lập doanh nghiệp, sở KHĐT là nơi cấp phép và cơ quan thuế là đơn vị hậu kiểm mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và đối với thủ tục giải thể công ty cũng vậy, thủ tục giải thể với cơ quan thuế là việc cần làm đầu tiên để cơ quan thuế có thể kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của công ty bạn. Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể công ty với cơ quan thuế, xem như bạn đã đi được 95% chặng đường. Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp với cơ quan thuế là gì?

 

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

 

a. Trình tự thực hiện giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo thứ tự sau

 

Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp: Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thanh lý tài sản của doanh nghiệp:Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp và người lao động: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được: 

  • Gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp
  • Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thứ tự sau đây:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác.
  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Tham khảo: Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

 

b. Các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

 

Bước 1: Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp

Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Bước 2: Xác nhận nghĩa vụ tại cơ quan hải quan

Sau khi doanh nghiệp đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10 -15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ Hải quan của doanh nghiệp.

Bước 3: Thủ tục tại cơ quan Thuế

  • Gửi công văn xin Giải thể lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận Đăng ký thuế)
  • Gửi Công văn xin quyết toán thuế
  • Đóng các loại thuế còn nợ
  • Nộp phạt (nếu có)

Sau khi có xác nhận không nợ thuế của Chi Cục thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở thì Cục thuế ra quyết định đóng cửa mã số thuế doanh nghiệp.

Bước 4: Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp

  • Sau khi nhận được quyết định đóng cửa Mã số thuế, Doanh nghiệp gửi hồ sơ lên Phòng DKKD.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh cho Giấy tiếp nhận về việc giải thể.

Bước 5: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

  • Sau khi có phiếu tiếp nhận của Phòng Đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp gửi hồ sơ xin trả dấu lên Công an tỉnh.

Bước 6: Trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Công an tỉnh ra quyết định huỷ dấu, Doanh nghiệp gửi Quyết định huỷ dấu này lên Phòng đăng ký kinh doanh và chờ quyết định giải thể cuối cùng của Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng Đăng ký kinh doanh ra Quyết định xoá tên Doanh nghiệp trong sổ Đăng ký kinh doanh thì hoàn thành thủ tục giải thể).

 

c. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

 

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

d. Các tài liệu cần chuẩn bị thủ tục giải thể doanh nghiệp gồm những gì?

 

Các tài liệu cần chuẩn bị thủ tục giải thể doanh nghiệp gồm:
  • Thông báo đóng cửa mã số thuế
  • Công báo giải thể doanh nghiệp
  • Xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan
  • Xác nhận đóng cửa tài khoản ngân hàng/ hoặc cam kết chưa mở tài khoản ngân hàng
  • Đăng ký kinh doanh bản gốc
  • Đăng ký mẫu dấu bản gốc
  • Dấu pháp nhân
  • Hồ sơ giải thể (Trên cơ sở các thông tin doanh nghiệp cung cấp, Công ty Luật Việt An soạn thảo hồ sơ giải thể doanh nghiệp chuyển cho doanh nghiệp ký).

 

4. Trường hợp nào được miễn quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp

 

Thanh lý viên có thể do hội đồng quản trị, cổ đông hoặc chủ nợ chỉ định, sẽ bán tài sản công ty với giá càng cao càng tốt. Số tiền bán tài sản được dùng để hoàn trả cho các chủ nợ. Nếu không có đủ tiền để trả cho tất cả các chủ nợ, các chủ nợ ưu đãi sẽ được trả trước, ví dụ nộp thuế nợ đọng, sau đó đến các chủ nợ được xếp hạng theo một tiêu chuẩn nào đó. Nếu sau khi thanh toán cho các chủ nợ mà vẫn còn thừa, số tiền còn lại sẽ được chia cho cổ đông của công ty (trước hết là cổ đông ưu đãi, sau đó đến cổ đông thông thường) theo một tỷ lệ nào đó.

Một trong số đó là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế và đóng mã số thuế với cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tài liệu từ người nộp thuế. Đây có thể xem là thủ tục phức tạp nhất đối với doanh nghiệp giải thể, vì liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thanh toán khoản nợ đối với các chủ nợ.

Tuy nhiên, trên thực tế, có những doanh nghiệp không cần thiết phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế này, đó là những trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, gồm có 03 trường hợp:

Một là, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Đây là đối tượng thực hiện quyết toán thuế theo từng lần phát sinh doanh thu qua mỗi hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụtheo quy định của pháp luật. Vì vậy, không cần phải thực hiện quyết toán thuế khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Hai là, doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.

Ba là, doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nhưng đáp ứng các điều kiện sau:

Có doanh thu bình quân năm không quá 01 tỷ đồng/năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động);

Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán thuế hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán, hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Có nghĩa là, doanh nghiệp theo quy định tại điều khoản này đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế, vì thế không cần thực hiện quyết toán thuế lần nữa.

Ngoài những trường hợp được quy định tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên, trường hợp doanh nghiệp mặc dù thuộc diện phải quyết toán thuế, nhưng đã chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính với chủ nợ cũng không cần phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế nữa.

Và Bộ Tài chính cũng quy định rõ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi, cơ quan Thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Như vậy, dù không phải quyết toán thuế, doanh nghiệp muốn giải thể vẫn cần nộp hồ sơ thông báo giải thể đến cơ quan Thuế (bao gồm: quyết định giải thể; và tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc trường hợp không phải quyết toán thuế) để được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế. Từ đó, làm cơ sở để doanh nghiệp giải thể thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

 

5. Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp

 

Theo quy định tại khỏan 5 Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: 

Điều 59. Trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp

1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Kèm theo thông báo phải có quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.

3. Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

5. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Như vậy, khi nộp hồ sơ giải thể trên Sở kế hoạch đầu tư, sau khi đã hòan tất thủ tục với cơ quan thuế và các thủ tục khác phục vụ cho quá trình giải thể, công ty bạn sẽ làm thủ tục trả dấu Công an.

Trên thực tế, bạn nộp hồ sơ giải thể công ty lần đầu có thể chưa hợp lệ trên Sở kế hoạch đầu tư, cần sửa đổi bổ sung hồ sơ. Vì vậy, bạn cần nộp trước hồ sơ lên Sở kế hoạch đầu tư khi chưa có Giấy chứng nhận đã thu hồi mẫu dấu. Hồ sơ bao gồm:

– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Giấy tờ xác nhận hòan tất thủ tục giải thể tại cơ quan thuế;

Đến khi có Thông báo của Sở chỉ yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận mẫu dấu, không có những nội dung cần sửa đổi, bổ sung nào khác. Bạn in Thông báo này, kèm theo các giấy tờ sau:

– Quyết định giải thể; Biên bản họp giải thể (nếu có) (bản gốc)

– Công văn trả dấu;

– Con dấu đã cấp;

– Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu (bản gốc);

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Thông báo chốt thuế của doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);

– Giấy giới thiệu;

– Chứng minh nhân dân của người được giới thiệu (bản sao)

Hồ sơ này bạn nộp lên Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh/thành phố nơi bạn được cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu. Khi nộp hồ sơ xong, bạn sẽ mang con dấu về.

Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh/thành phố nơi bạn được cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu sẽ cấp Giấy chứng nhận đã thu hồi mẫu dấu và tiến hành hủy con dấu của bạn. Lưu ý: Khi đi nhận kết quả, bạn cần nộp lại con dấu của Công ty.

 

6. Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp khi giải thể

 

Báo cáo thanh lý tài sản của công ty cổ phần là một thành phần trong Hồ sơ giải thể của công ty cổ phần được gửi đến phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Mẫu báo cáo thanh lý tài sản khi giải thể công ty

 

Mẫu báo cáo thanh lý tài sản

Bạn có thể tải mẫu báo cáo thanh lý tài sản: mau-bao-cao-thanh-ly-ts

Link bài viết: https://havip.com.vn/quy-trinh-giai-the-doanh-nghiep/

Link trang chủ: https://havip.com.vn/