An sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội khi họ không may gặp phải những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc, đây cũng là tư tưởng muốn hướng tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người và cho xã hội. Có thể thấy rõ bản chất của ASXH từ các khía cạnh sau:
1. An sinh xã hội tiếng Anh là gì?
An sinh xã hội (tiếng Anh: Social Security) là một khái niệm được nêu trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phát biểu rằng. Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là các bên tham gia ký kết thỏa thuận rằng xã hội, trong đó một người sinh sống có thể giúp họ phát triển và tận dụng tối đa tất cả những lợi thế (văn hóa, công việc, phúc lợi xã hội) được cung cấp cho họ trong quốc gia đó.
An sinh xã hội cũng có thể chỉ các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn và tăng cường sức khỏe và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp. Các dịch vụ cung cấp an sinh xã hội thường được gọi là các dịch vụ xã hội.
An sinh xã hội có thể chỉ:
- Bảo hiểm xã hội, nơi người dân nhận được lợi ích hay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảo hiểm. Những dịch vụ này thường bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp.
- Các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm chu cấp an sinh xã hội. Ở các nước khác nhau điều này có thể bao gồm chăm sóc y tế, hỗ trợ tài chính trong thời gian thất nghiệp, bệnh tật, hoặc nghỉ hưu, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, các khía cạnh của công tác xã hội và thậm chí cả quan hệ ngành công nghiệp.
- An sinh cơ bản bất chấp việc có tham gia vào các chương trình bảo hiểm cụ thể hay không, khi có thể hội đủ điều kiện nếu nó không phải là một vấn đề. Ví dụ hỗ trợ cho những người tị nạn mới đến về các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục, tiền và chăm sóc y tế.
2. Thẻ an sinh xã hội là gì?
An sinh xã hội là một khái niệm khá quen thuộc, nhưng thẻ an sinh xã hội là một thuật ngữ hoàn toàn xa lạ với người dân Việt
Được đề cập tại Quyết định 634/QĐ-LĐTBXH ngày 29/5/2018 về kế hoạch thực hiện giai đoạn 2018 – 2020 đề án xây dựng CSDL quốc gia và ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách về an sinh xã hội (ASXH). Theo đó, thực hiện đến năm 2020 sẽ cấp thẻ an sinh xã hộ cho người dân
Theo quyết định, đến năm 2020 việc thực hiện kế hoạch cần đạt được những mục tiêu sau đây:
– Ứng dụng CNTT trong đăng ký, giải quyết chính sách, chi trả cho đối tượng thụ hưởng chính sách ASXH kịp thời, công khai và minh bạch;
– Hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai cấp thẻ và số ASXH điện tử tích hợp, giúp người dân thuận lợi hưởng các chính sách ASXH;
– Xây dựng CSDL quốc gia về ASXH bao gồm những thông tin cơ bản về công dân Việt Nam là đối tượng của chính sách: Trợ giúp xã hội, giảm nghèo người có công với cách mạng, BHXH, BHYT và BHTN.
Như vậy, thẻ an sinh xã hội và số an sinh xã hội là gì là gì?
Theo pháp Luật Hoa Kỳ, Số An Sinh Xã Hội là số mà chính quyền Hoa Kỳ cấp cho người mới định cư, giúp chính quyền theo dõi thu nhập của cá nhân để tính số tiền an sinh xã hội có thể được hưởng.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiện đại, tiên tiến trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Điển hình là các nước khu vực Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ, Nga, Nam Phi. Tính đến năm 2013, có hơn 15 quốc gia được Ngân hàng thế giới hỗ trợ về tài chính để thực hiện các chương trình này như Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Brazil và trong đó có Việt Nam.
Một số hệ thống thông tin quản lý chương trình trợ giúp xã hội tiêu biểu nhất đang được thực hiện ở các quốc gia như chương trình bảo trợ xã hội “Dibao” của Trung Quốc, chương trình “4P” của Philippines, chương trình “Bolsa Familia” của Brazil. Tại Nam Phi, Cơ quan An sinh xã hội đang triển khai hệ thống thông tin quản lý kỹ thuật số 6 chương trình trợ cấp xã hội cho hơn 9,6 triệu người.
Hệ thống thông tin quản lý bằng kỹ thuật số tích hợp các hệ thống hiện có, cung cấp các tính năng, các dịch vụ trợ cấp cho người hưởng lợi (như nộp hồ sơ đăng ký, chấp nhận đối tượng, chức năng chi trả, quản trị, rủi ro), các dịch vụ về tuân thủ chính sách (như phát hiện gian lận), dịch vụ trợ giúp (như quản lý tài chính và nguồn lực) hoặc các dịch vụ phục vụ thông minh (như giám sát, báo cáo, quản lý tri thức); cung cấp một nền tảng mới tích hợp và tối ưu hóa công nghệ thông tin; trang bị cho cơ quan an sinh xã hội khả năng ứng phó với các áp lực kinh tế, xã hội, công nghệ và luật pháp một cách nhanh chóng, hiệu quả; phục vụ người hưởng lợi theo hướng lấy người dân làm trung tâm, bằng cách nhìn từ góc độ của người hưởng lợi; bảo đảm thực hiện kiểm toán tích hợp nhằm tăng tính bảo mật và trách nhiệm giải trình; cung cấp thông tin liên quan đến đúng người vào đúng thời điểm.
3. Mô hình chính sách an sinh xã hội
a. Mô hình bốn trụ cột chính sách an sinh xã hội
Mô hình này bao gồm 4 trụ cột chính sách như sau:
(1) Chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro trên thị trường lao động thông qua các chính sách đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tín dụng, tạo việc làm, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo đơn chiều, đa chiều, bền vững.
(2) Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro về sức khỏe khi ốm đau, tai nạn, tuổi già và khi bị thất nghiệp thông qua các hình thức, cơ chế bảo hiểm xã hội để bù đắp một phần thu nhập bị mất hoặc bị suy giảm.
(3) Chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ đột xuất và hỗ trợ thường xuyên cho người dân khắc phục các rủi ro khó lường, vượt quá khả năng kiểm soát như mất mùa, đói nghèo.
(4) Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản – trụ cột an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu bao gồm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp lý. Trụ cột này thể hiện rất rõ yếu tố “mô hình sàn an sinh xã hội” khi xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay (Sơ đồ 1).
Mô hình hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam là mô hình tổng tích hợp các mô hình khác nhau để có thể bao quát nhiều chế độ bảo trợ xã hội với mức độ từ thấp đến cao đối với nhiều nhóm đối tượng hưởng thụ khác nhau trong xã hội. Mô hình này dần dần được xây dựng và phát triển trong thời kỳ quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước năm 1986. Đặc trưng nổi bật của hệ thống chính sách an sinh xã hội trước đổi mới là trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng đặc thù của Việt Nam là những người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người nghèo, hộ gia đình, địa phương nghèo. Từ khi đổi mới đến nay các trụ cột đều đồng thời được thực hiện.
Tuy nhiên, hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, rào cản trong việc bảo đảm phổ cập an sinh xã hội. Thí dụ(8): chế độ lương hưu cho người cao tuổi chỉ đảm bảo được gần hai phần ba số người lao động cao tuổi nghỉ hưu từ khu vực chính thức. Số người lao động tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội mới chỉ đạt 1% tổng số lực lượng lao động. Chỉ một bộ phận rất nhỏ người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội…
b. Mô hình chính sách an sinh xã hội theo vòng đời
Cách tiếp cận lý thuyết vòng đời cho thấy cuộc đời con người là một quá trình sống gồm nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đòi hỏi một số loại chính sách an sinh xã hội nhất định. Có thể phân biệt 4 giai đoạn và tương ứng là bốn nhóm chính sách an sinh xã hội theo vòng đời như sau:
(1) Tuổi trước khi đến trường bao gồm cả giai đoạn mang thai và thơ ấu. Giai đoạn này đòi hỏi chính sách an sinh xã hội như chế độ thai sản, trợ cấp trẻ em, trợ cấp tử tuất.
(2) Tuổi đến trường: giai đoạn này đòi hỏi chính sách an sinh xã hội trong giáo dục như hỗ trợ học bổng, trợ cấp trẻ em mồ côi, trợ cấp tử tuất.
(3) Tuổi thanh niên: đây là tuổi quá độ vào thị trường lao động việc làm với các rủi ro thất nghiệp, ốm đau, tai nạn. Do vậy, giai đoạn này đòi hỏi các chính sách an sinh xã hội tương ứng để trợ giúp thanh niên kịp thời.
(4) Tuổi lao động: giai đoạn này đòi hỏi hầu như tất cả các loại chính sách an sinh xã hội từ bảo đảm việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo đến trợ giúp xã hội đột xuất, thường xuyên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và các dịch vụ xã hội cơ bản.
(5) Tuổi già: giai đoạn này đòi hỏi đảm bảo an sinh xã hội về lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi.
Phân tích hệ thống các chính sách an sinh xã hội theo vòng đời ở Việt Nam phát hiện thấy, “không phải tất cả các giai đoạn của vòng đời con người đều được hỗ trợ… Hệ thống an sinh xã hội bỏ sót nhóm giữa”. Đa số người dân, nhất là người lao động trong khu vực phi chính thức chưa được bảo đảm an sinh xã hội một cách đầy đủ và đa số không có triển vọng được nhận lương hưu khi họ đến tuổi nghỉ hưu.
Link bài viết: https://havip.com.vn/an-sinh-xa-hoi-tieng-anh-la-gi/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/