Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hiện nay vô cùng cấp thiết. Bởi thông qua quy trình đăng ký các cá nhân tổ chức có thể bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình. Nhất là khi có đối tượng nào đó có hành vi xâm phạm sản phẩm. Vậy để các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay bây giờ sẽ là một số thông tin tổng quan.
1. Tìm hiểu chi tiết khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp chính là dáng vóc bên ngoài của một sản phẩm nào đó. Chúng được thể hiện bằng các hình khối, đường nét và màu sắc hoặc các sự kết hợp khác. Vậy đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
a. Khái niệm đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trên thực tế việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp chính là đăng ký quyền sử dụng. Ví dụ đăng ký bản quyền thương hiệu của doanh nghiệp, công ty. Đây là thủ tục hành chính được tiến hành và xác nhận bởi Cục SHTT. Hay nói cách khác chủ sở hữu của sản phẩm phải nộp đơn xin đăng ký bản quyền bảo hộ kiểu dáng.
Một khi được cấp bằng bảo hộ, chủ sở hữu có quyền sử dụng kiểu dáng ấy tại Việt Nam. Thời gian đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp lâu nhất khoảng 15 năm. Trong đó thời gian bảo hộ chính thức là 5 năm và mỗi lần gia hạn sẽ được thêm 5 năm. design registration
b. Lý do nên nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Dù bạn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế hay trong Việt Nam cũng cần làm thủ tục nhanh lẹ. Có rất nhiều lý do liên quan mà các cá nhân, tổ chức sáng chế phải mau đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Trong đó đếm sương sương trên đầu ngón tay thì chủ yếu vì một số lý do thiết thực như sau:
- Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng. Từ đó có thể hạn chế sự xâm phạm hoặc ăn cắp sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
- Được độc quyền sử dụng kiểu dáng của sản phẩm trong khoảng thời gian 15 năm. Từ đó nâng cao sự cạnh tranh giữa thị trường cho các cá nhân, tổ chức sở hữu.
- Đăng ký bản quyền sẽ được chính pháp luật bảo hộ. Ngay khi có đối tượng xâm phạm quyền lợi sẽ được pháp luật xử lý nghiêm ngặt.
- Trong thời hạn 15 năm sử dụng, tổ chức cá nhân có thể chuyển nhượng cho bên thứ 3. Dựa trên cơ sở thu phí chuyển nhượng cao sẽ mang đến hiệu quả to lớn về kinh tế cho chủ sở hữu.
- Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp được nhận biết rộng rãi sẽ giúp mọi người nhận diện thương hiệu tốt. Từ đó cá nhân, tổ chức sẽ tạo nên tiếng vang và chỗ đứng của mình trên thị trường.
Tham khảo: Các điều kiện để bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp
a. Đối tượng được quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quả thực là điều vô cùng quan trọng của chủ nhân sáng chế tác phẩm. Thế nhưng không phải mọi tổ chức và cá nhân nào cũng đều có quyền hạn đăng ký sở hữu độc quyền. Chỉ có những ai đáp ứng đầy đủ các quy định được đưa ra mới có quyền sở hữu tác phẩm. Vậy thực tế ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp? Theo Điều 86 luật sở hữu trí tuệ thì chủ yếu bao gồm:
- Tác giả sác tác nên kiểu dáng sản phẩm từ công sức cũng như chi phí của bản thân bỏ ra.
- Tổ chức, cá nhân có đầu tư về tài chính, phương tiện vật chất cho tác giả sáng tác. Tuy nhiên phải dưới hình thức giao việc, thuê sáng tác. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác không trái với luật đề ra.
- Tổ chức, cá nhân cùng nhau sáng chế hoặc đầu tư chi phí để thiết kế. Và quyền đăng ký được áp dụng nếu cả 2 bên cùng thỏa thuận đồng ý.
2. Hồ sơ cần và đủ khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng sản phẩm công nghiệp được công nhận khi được cấp bằng bảo hộ. Bằng được chứng nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Vì thế để nhận được quyền sở hữu các cơ quan, cá nhân cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Và điều quan trọng đầu tiên khi bạn đăng ký kiểu dáng công nghệ là chuẩn bị hồ sơ. Trong đó tiêu biểu bao gồm các thủ tục chính như sau:
a. Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp không có quá nhiều giấy tờ kèm theo. Tuy nhiên dù chuẩn bị bất kỳ loại giấy nào cũng không thể thiếu tờ khai đăng ký. Cá nhân tổ chức cần chuẩn bị 2 tờ khai được làm đúng chuẩn mẫu do cục SHTT ban hành. Nếu kiểu dáng sản phẩm sở hữu chung của nhiều người thì tờ khai phải có dấu “X”. Dấu này được đóng vào nội dung yêu cầu cấp bằng bảo hộ.
Tham khảo: Mẫu tờ khai chuẩn kiểu dáng công nghiệp
a. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
Bên cạnh đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì trong hồ sơ còn có bản mô tả kiểu dáng sản phẩm. Bản mô tả các cá nhân, tổ chức chỉ cần chuẩn bị đúng 1 bản là được. Trong đó các nội dung trình bày phải rõ ràng đầy đủ, phù hợp bộ ảnh chụp hoặc vẽ. Bản mô tả cần có:
- Tên sản phẩm/ bộ sản phẩm
- Chỉ số phần loại kiểu dáng công nghiệp chuẩn Quốc tế.
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm
- Các kiểu dáng công nghiệp tương tự
- Liệt kê các bức ảnh chụp hoặc các bản vẽ
- Bản chất của kiểu dáng sản phẩm
b. Bộ ảnh chụp/bản vẽ
Đây là một trong những giấy tờ quan trọng trong thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Bộ ảnh/bản vẽ tổ chức, cá nhân chỉ cần khoảng 4 bộ là đủ. Trong đó mỗi bộ ảnh phải đảm bảo các yêu cầu:
- Thể hiện đúng bản chất của kiểu dáng công nghiệp đúng mô tả. Điều này giúp quá trình xác định phạm vi bảo hộ dễ dàng hơn. design
- Hình ảnh chụp/vẽ phải đảm bảo sự sắc nét, rõ ràng. Hình ảnh không được lẫn lộn với các sản phẩm khác.
- Tất cả các hình ảnh phải theo đúng tỉ lệ
- Kích thước mỗi bản vẽ hoặc ảnh chụp không < 90 x 120mm và không >120 x 297mm.
c. Các giấy tờ khác
Ngoài các thủ tục đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp trên còn có các giấy tờ liên quan khác. Tất nhiên những giấy tờ này cũng không kém phần quan trọng. Tiêu biểu chẳng hạn như:
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Tài liệu này cần khi người nộp đơn hưởng quyền đăng ký của người khác.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên. Nếu có yêu cầu chuyển quyền ưu tiên.
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Giấy này cần có khi người nộp đơn đại diện cho chính chủ sở hữu.
- Chứng từ lệ phí, nộp phí
Tham khảo: Cách tra cứu kiểu dáng công nghiệp
3. Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Một khi đã chuẩn bị được thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ. Vậy nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở đâu để được xét duyệt? Các tổ chức, cá nhân có quyền nộp trực tiếp hồ sơ với Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam. Đây là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp phê duyệt và xác nhận tính xác thực.
Tuy nhiên các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có người đại diện thương mại tại Việt Nam. Vì thế các tổ chức cần phải có cho mình đơn vị đại diện để nộp hồ sơ đến Cục SHTT.
Mặt khác một số trường hợp các cơ quan, tổ chức người Việt cũng có thể giao phó qua người đại diện. Nhất là khi mọi người chưa có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn khi đăng ký bản quyền. Người đại diện sẽ trực tiếp nộp hồ sơ về cơ quan để yêu cầu cấp bằng chứng nhận bản quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Dưới đây là địa chỉ của Cục Sở Hữu Trí Tuệ bạn có thể đến nộp hồ sơ:
- Cục Sở hữu trí tuệ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội;
- Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. Hồ Chí Minh;
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, P.Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
4. Quy trình xét duyệt đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần có sự xét duyệt của đơn vị chức năng có thẩm quyền. Vậy liệu quy trình xét duyệt hồ sơ ấy được tiến hành như thế nào? Thông thường quy trình xét duyệt được tiến hành qua 4 công đoạn chính. Cụ thể bao gồm:
a. Thẩm định hình thức
Hồ sơ sẽ được kiểm duyệt bởi đơn vị chức năng về tính hợp lệ. Nếu đơn đúng yêu cầu Cục SHTT sẽ xác nhận và thông báo cho người nộp đơn được chấp nhận. Trong đó thời gian xét duyệt kéo dài đúng 1 tháng từ khi nộp đơn.
b. Giai đoạn công bố đơn
Một khi đơn đăng ký kiểu dáng công nghệ được chấp nhận Cục SHTT sẽ công bố. Đơn công bố sẽ hiển thị trên Công báo Sở hữu công nghiệp hàng tháng. Nếu cá nhân, tổ chức cần bản in có thể yêu cầu Cục SHTT cung cấp nhưng phải trả chi phí.
c. Giai đoạn xét duyệt nội dung
Thời gian xét duyệt nội dung khoảng 9 tháng khi thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Việc xét duyệt nội dung sẽ được thực hiện khi đơn đã chấp nhận hợp lệ và có nộp lệ phí đầy đủ. Mục đích của việc xét duyệt là xác định đối tượng trong đơn có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ không.
d. Cấp bằng độc quyền
Căn cứ vào việt xét duyệt nếu mọi thứ đáp ứng tiêu chuẩn Cục SHTT sẽ thông báo cho người nộp đơn. Nếu người nộp đơn nạp đầy đủ lệ phí yêu cầu thì Cụ SHTT sẽ tiến hành cấp bằng bảo hộ. Nếu không nạp lệ phí thì đơn sẽ được hủy bỏ.
5. Phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Nhìn chung chi phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hiện nay khá đa dạng. Tùy vào các yếu tố ảnh hưởng mà phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ có mức giao động khác nhau. Tuy nhiên phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã được cụ thể hóa như sau:
- Lệ phí nộp đơn: Tài liệu đơn dạng giấy khoảng 180.000 đồng. Còn tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung khoảng 150.000 đồng.
- Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng.
- Lệ phí công bố đơn: Tổng chi phí khoảng 120.000 đồng. Nếu có trên 1 hình ảnh thì mỗi hình sẽ nộp thêm 60.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 000 đồng
- Phí tra cứu thông tin chi trả cho quá trình thẩm định nội dung: 120.000 đồng.
- Chi phí đăng bạ bằng độc quyền KDCN: 120.000 đồng
- Phí cấp bằng độc quyền KDCN: 120.000 đồng
- Phí công bố bằng độc quyền: 120.000 đồng. Nếu trên 1 hình thì hình thứ 2 trở lên sẽ cộng thêm 60.000 đồng.
- Phí gia hạn hiệu lực: 540.000 đồng
Đặc biệt nếu các cá nhân tổ chức thuê dịch vụ đại diện nộp đơn đăng ký nữa thì mức giá sẽ khác. Phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể lên cao hơn một chút so với thị trường đề ra. Bởi mức phí ấy còn tùy thuộc vào đơn vị đại diện.
Vậy chắc hẳn qua những phân tích trên bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Chỉ cần dựa vào các thông tin tổng quan ấy bạn sẽ có quá trình đăng ký thành công khi có nhu cầu.
Tham khảo: Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Link bài viết: https://havip.com.vn/thu-tuc-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Tại sao cần phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
– Kiểu dáng công nghiệp làm gia tăng giá trị sản phẩm. Nó làm cho sản phẩm thu hút và hấp dẫn đối với khách hàng và thậm chí có thể là yếu tố duy nhất làm cho sản phẩm bán chạy. Vì vậy việc bảo hộ các kiểu dáng có giá trị phải chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất cứ nhà thiết kế hay nhà sản xuất nào.
– Thông qua việc nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc khu vực, chủ yếu kiểu dáng được độc quyền ngăn cấm các hành vi sao chép hoặc bắt chước của người khác. Điều này có nghĩa đối với hoạt động kinh doanh vì qua đó doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh và thường mang lại doanh thu bổ sung theo các cách sau:
- Bằng cách đăng ký bảo hộ kiểu dáng, bạn có thể ngăn cấm việc sao chép hoặc bất chước bởi các đối thủ cạnh tranh và nhờ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của bạn trên thị trường.
- Việc đăng ký kiểu dáng góp phần thu hồi vốn đã đầu tư cho việc tạo ra và quảng cáo, tiếp thị sản phẩm liên quan và nhờ đó tăng lợi nhuận của bạn.
- Kiểu dáng công nghiệp là tài sản kinh doanh làm tăng giá trị thương mại và sản phẩm của công ty. Kiểu dáng thành công bao nhiêu thì giá trị của công ty càng cao bây nhiêu.
- Kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ có thể được cấp li xăng (hoặc bán) cho người khác để thu tiền. Bằng cách cấp li xăng, bạn có thể thâm nhập vào các thị trường mà trước đó bạn không thể.
- Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp khuyến khích cạch tranh lành mạnh và thương mại trung thực và nhờ đó tạo ra các chủng loại sản phẩm phong phú, hấp dẫn về thẩm mỹ.
Ai có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Nói chung, người tạo ra kiểu dáng hoặc, nếu làm việc theo hợp đồng thì cơ quan chủ quản. có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng. Người nộp đơn có thể là một cá nhân (chẳng hạn, nhà thiết kế) hoặc một pháp nhân (chẳng hạn một công ty). Trong cả hai trường hợp, đơn đăng ký kiểu dáng có thể làm trực tiếp hoặc thông qua một công ty đại diện được cơ quan sở hữu trí tuệ của nước đó cấp phép hoạt động.
Ai là người sở hữu quyền đối với một kiểu dáng công nghiệp?
Người tạo ra kiểu dáng, tức là nhà thiết kế, thường là chủ sở hữu đầu tiên của kiểu dáng công nghiệp, trừ một số tình huống đặc biệt. Ví dụ, tại hầu hết các nước, nếu một người làm công tạo ra một kiểu dáng trong thời giạn hợp đồng lao động, tức là trong giờ làm việc của họ tại doanh nghiệp đó và là một nhiệm vụ được giao tại xí nghiệp, kiểu dáng đó (và cả các quyền liên quan) sẽ thuộc về doanh nghiệp chủ quản hoặc có thể phải chuyển nhượng bằng một hợp đồng chuyển nhượng.