Để giúp thầy cô giáo làm bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năm học 2020 thuận tiện hơn, HAVIP LAW xin giới thiệu mẫu bài thu hoạch BDTX cho giáo viên. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây:
1. Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên 2020
BÀI THU HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Năm học 2019 – 2020
Họ và tên: …………………………………………………………
Chức vụ công tác: Giáo viên
Trình độ đào tạo: ĐHSP
Đơn vị công tác: Trường TH……………………………….
Công việc được giao: Dạy HĐGD Mỹ thuật Khối 3,4,5; HĐGD Chủ điểm Khối 3,4(Học kỳ I); HĐGD thể chất lớp 1B,3B,4C(Học kỳ 2); HĐGD Chủ điểm lớp 3B; Đạo đức 1B.
Thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2019-2020, trong quá trình học tập, tôi thu hoạch được kết quả như sau :
Nội dung 3: Căn cứ vào quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học để lựa chọn nội dung (mô đun) bồi dưỡng sát thực, phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, đối tượng học sinh và yêu cầu về nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Bản thân chọn 4 mô đun sau:
– Modul TH 15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.
– Modul TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học. – ModulTH 39: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học. – Modul TH40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học ở tiểu học.
Tham khảo: Bài thu hoạch Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khóa XII
PHẦN I: MODULE 15
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC
I. Khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng cúa dạy học tích cực
1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
“Tích cực” trong PPDH – tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.
2. Các dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. . Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.
Bạn có thể tải mẫu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học 2020 chi tiết tại đây:
2. Nội dung chi tiết bài thu hoạch BDTX năm học 2019 – 2020
UBND QUẬN ……………. TRƯỜNG ……………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc |
……….., ngày …….. tháng ……….. năm 201.. |
BÀI THU HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên ……….
Năm học 2019-2020
– Họ tên giáo viên: ……………………………………………………………Năm sinh:……………………………..
– Tổ chuyên môn:…………………………………………………………………………………………………………..
– Trình độ chuyên môn: ……………………………………………..Môn đào tạo:………………………………..
1. Những nội dung, môđun cá nhân tự bồi dưỡng: (ghi rõ các nội dung được ngành bồi dưỡng trong năm học).
* Nội dung được học tập và bồi dưỡng trong suốt năm học: ………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
* Tên Môđun tự nghiên cứu:…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày ….. tháng …. năm ………
đến ngày …… tháng ……năm …….
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Những kiến thức và kỹ năng cá nhân tiếp thu được:
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
4. Thầy (Cô) đã vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động dạy học và giáo dục như thế nào? (nêu rõ các nội dung vận dụng vào thực tế và cách thức vận dụng)
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
5. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức khó, ý kiến đề xuất cho những nội dung khó nêu trên):
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
6. Tự đánh giá (nêu rõ sau khi bồi dưỡng bản thân đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và kế hoạch)
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên năm học 2018-2019:
– Loại TB: đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
– Loại Khá: đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
– Loại Giỏi: đạt từ 9 đến 10 điểm, không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
KQ đánh giá | Cả năm học 2018-2019 | ||
ĐTB | XL | Chữ ký | |
Kết quả tự đánh giá của cá nhân | |||
Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn | |||
Kết quả xếp loại của Hiệu trưởng nhà trường | Xếp loại:……………. |
…., ngày …. tháng …. năm 2019
HIỆU TRƯỞNG…
III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Khối kiến thức bắt buộc:
Nội dung 1: Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học bậc THCS
– Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
– Nội dung: Học tập bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X; Nghị quyết của Đảng, của Thành ủy: Bao gồm tổng quát về nhiệm vụ kinh tế xã hội, đi sâu về quan điểm đường lối phát triển giáo dục và đào tạo; Tình hình phát triển kinh tế – xã hội và Giáo dục-Đào tạo; Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện trong năm học 2017-2018.
Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chủ đề năm 2016, năm 2017.
Thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chú trọng việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và vận dụng thực tiễn.
Nội dung 2:
* Khối kiến thức do ngành bồi dưỡng trong năm học:
– Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện)
– Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
– Nội dung:
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
- Dạy học phát triển năng lực học sinh theo mô hình trường học mới.
- Tập huấn đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Khai thác thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, việc sử dụng bảng tương tác.
- Hướng dẫn giáo viên nhập điểm, thực hiện Sổ gọi tên ghi điểm điện tử từ Cổng thông tin điện tử.
- Bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
- Đổi mới đề thi học sinh giỏi, thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
* Các nội dung bồi dưỡng khác trong nhà trường:
- Giáo dục các kỹ năng trong trường học.
- Đổi mới phương pháp dạy học của các bộ môn.
- Khai thác thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.
- Bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
- Bồi dưỡng về công tác thi đua, khen thưởng.
- Bồi dưỡng chương trình Giáo dục Pháp luật.
2. Khối kiến thức tự chọn: Nội dung bồi dưỡng 3 gồm các nội dung sau:
- Giáo viên tự lựa chọn thêm các module bồi dưỡng theo Thông tư số 31/2011/ TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT: Từ Module THCS1 đến Module THCS 41.
- Tập huấn giáo viên THCS về đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Bạn có thể tải mẫu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học 2020 chi tiết tại đây:
Link bài viết: https://havip.com.vn/bai-thu-hoach-boi-duong-thuong-xuyen-giao-vien-tieu-hoc-2020/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/