Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt là mẫu biên bản được lập ra khi cá nhân, tổ chức vi phạm về hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 05/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, mời các bạn cùng xem và tải về tại đây.
1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt là mẫu biên bản được lập ra khi cá nhân, tổ chức vi phạm về hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bạn có thể tải dưới bài viết:
Bạn có thể tải: bien-ban-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-duong-sat
2. Biên bản vi phạm giao thông có cần đóng dấu không?
Ngoài các lỗi được xử phạt trực tiếp, không lập biên bản thì cảnh sát giao thông phải lập biên bản vi phạm giao thông ghi nhận hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện. Vậy theo quy định, biên bản vi phạm giao thông có cần đóng dấu không?
Khi phát hiện vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản (trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản).
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ các nội dung sau đây:
1- Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
2- Họ, tên, chức vụ người lập biên bản;
3- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
4- Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
5- Hành vi vi phạm;
6- Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý;
7- Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
8- Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
9- Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ;
10- Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Thêm vào đó, biên bản vi phạm hành chính phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ, nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản.
Biên bản gồm nhiều tờ, thì tất cả những người nêu trên phải ký vào từng tờ biên bản.
Do đó, có thể thấy, biên bản vi phạm hành chính về giao thông không cần phải đóng dấu. Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất (ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BCA) không quy định việc đóng dấu vào biên bản. Việc đóng dấu treo (vào góc trái phía trên cùng biên bản) trước nay là do thói quen của các đơn vị, địa phương.
Link bài viết: https://havip.com.vn/bien-ban-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giao-thong-duong-bo/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/