Theo Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. Dưới đây là các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
1. So sánh các loại hình doanh nghiệp
Dưới đây, HAVIP LAW xin đưa ra bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp như sau:
Tiêu chí | Công ty TNHH một thành viên | Công ty TNHH hai thành viên trở lên | Công ty hợp danh | Công ty cổ phần |
A. Đặc điểm pháp lý | ||||
1. Thành viên | – Có thể là tổ chức hoặc cá nhân | – Có thể là cá nhân hoặc tổ chức– Từ 2 đến 50 thành viên | – Ít nhất hai thành viên hợp danh (HD) là cá nhân, có thể thêm thành viên góp vấn (TVGV) | – Ít nhất 3 thành viên và không hạn chế– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức |
2. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản | – Trong phạm vi số vốn điều lệ | – Trong phạm vi số vốn điều lệ | – TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mìnhTVGV chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp | – Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốnđã góp vào doanh nghiệp |
3. Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (CNĐKDN) | – Có | – Có | – Có | – Có |
4. Chứng khoán | – Không được quyền phát hành cổ phần | – Không được quyền phát hành cổ phần | – Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào | – Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn |
B. Vốn thành lập công ty | ||||
1. Hình thức | – Tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản công ty– Tách biệt các chi tiêu cá nhân, gia đình với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, GĐ, TGĐ. | – Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, bất động sản, bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất … | – TVHD và TVGV phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết | – Cổ phần Cổ đông sáng lập (CĐSL) phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp |
2. Thời hạn góp vốn | – 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) | – 90 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKDN. Trong thời hạn này các thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn như đã cam kết | ||
3. Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn | – Đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ | – TV chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp– TV chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vón góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên | – TVHD không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.– TVGV không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốnchưa góp đủ được coi là khoản nợ của TV đó đối với công ty. Trong trương hợp này, TVGV có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của HĐTV. | – Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giásố cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi CDDSL trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán |
4. Tăng giảm vốn | – Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần (dẫn đến thay đổi loại hình DN) hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác (dẫn đến thay đổi chủ sở hữu).– Được quyền tăng vốn từ chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp người khác (dẫn đến thay đổi hình thức doanh nghiệp) | – Được quyền tăng/ giảm vốn và phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan ĐKKD trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành | – Đối với TVHD: Tăng giảm vốn bằng cách tăng/giảm thành viên và phải được TVGV chấp nhận | – Tăng vốn bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán.– Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần |
5. Chuyển nhượng vốn | – Chuyển ngượng nội bộ hoặc cho bên ngoài nếu thành viên không mua hết | – TVHD không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các TVHD còn lại.– TVGV được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác. | – Trong 3 năm kể từ ngày có Giấy CNĐKDN, CĐSL có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác; chỉ chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người nkhông phải CĐSL nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông | |
C. Quản trị nội bộ | ||||
1. Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)/ Hội đồng thành viên (HĐTV)/ Hội đồng quản trị (HĐQT) | – Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên | – HĐTV họp ít nhất mỗi năm một lần– Là cơ quan quyết định cao nhất | – HĐTV có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh công ty– TVHD có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV | – ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phầnĐHĐCĐ họp thường niên 1 lần/ năm, chậm nhất 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chínhĐHĐCĐ có thể họp bất thường
– HĐQT có toàn quyền quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Có từ 3 đến 11 thành viên hoặc theo điều lệ |
2. Cuộc họp hợp lệ | – Ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp | – Lần 1: khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ.– Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ.– Lần 3: không phụ thuộc số TV | – Họp ĐĐCĐ lần 1 ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết (hoặc theo điều lệ), lần 2 ít nhất 33%, lần 3 không phụ thuộc.– Họp HĐQT ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 ít nhất ½ | |
3. Thẩm quyền triệu tập họp | Theo thứ tự sau:– Hội đồng thành viên– Ban kiểm soát ( nếu có)
– Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn |
Theo thứ tự sau:– Hội đồng quản trị– Ban kiểm soát
-Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn |
||
4. Thông qua nghị quyết họp | – Quyết định quan trọng ¾ số thành viên dự họp, còn lại là ½ hoặc theo điều lệ | – Quyết định quan trọng 75% số vốn góp thành viên dự họp tán thành, còn lại là 65% hoặc theo điều lệ | – Với những quyết định quan trọng phải được ¾ số TVHD chấp nhận (hoặc theo điều lệ công ty). Các vấn đề khác ít nhất 2/3 | – Các quyết định quan trọng của họpđhđcđ cần ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp– Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành. Trường hợp 50/50 thì chủ tịch HĐQT quyết định |
5. Tổng giám đốc (TGĐ)/Giám đốc (GĐ) | – HĐTV hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê GĐ, nhiệm kỳ không quá 5 năm | – Có đủ năng lực hành vi dân sự, trình độ, kinh nghiệm và không thuộc đối tượng không được quản lý kinh doanh– Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, CP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn thì Giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi,.. Của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó | – Giám đốc là thành viên hợp danh nếu điều lệ không quy định khác– Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty | – Không còn hạn chế việc làm GĐ cho doanh nghiệp khác |
6. Ban kiểm soát (BKS)/ Kiểm soát viên (KSV) | – Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm | – Từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát | – Trường họp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.– 3-5 thành viên– Hơn ½ kiểm soát viên cư trú tại Việt Nam.
– Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty (hoặc cao hơn do Điều lệ quy định). Đối với công ty niêm yết thì phải có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc kiểm toán |
2. Ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp
Nhiều khách hàng khi thành lập công ty thường băn khoăn không biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Để giải đáp những thắc mắc đó, HAVIP xin nêu ra một số những đặc điểm riêng và ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp để bạn có thể lựa chọn đưa ra một quyết định hợp lý nhất cho phương án của mình.
a. Doanh nghiệp tư nhân
Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường do các cá nhân muốn mở công ty và không muốn nhiều người cùng sở hữu công ty của mình.
– Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì?
Ưu điểm
- Thủ tục thành lập công ty đơn giản;
- Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế;
- Chủ doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh nên có thể dễ dàng hơn trong việc lấy lòng tin từ khách hàng và đối tác.
– Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì?
Nhược điểm
- Chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật dù đang cho thuê doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp.
- Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng cả tài sản của mình nên dù doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình.
Tham khảo: Doanh nghiệp xã hội là gì?
b. Công ty trách nhiện hữu hạn
Hiện nay, ở nước ta loại hình doanh nghiệp này vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với những doanh nghiệp mới thành lập. Trong loại hình lại chia ra làm 2 loại dựa theo số lượng người chủ sở hữu là công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hay cá nhân là chủ sở hữu và công ty TNHH 2 thành viên trở lên do hai hay nhiều cá nhân tổ chức đồng chủ sở hữu:
– Đối với công ty TNHH một thành viên
Ưu điểm:
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Có tư cách pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).
Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
- Công ty TNHH nói chung không được phát hành cổ phiếu.
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Ưu điểm:
- Doanh nghiệp có nhiều thành viên nhưng làm chủ sở hữu không được quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
- Có tư cách pháp nhân kể từ khi nhận giấy đăng kí kinh doanh.
Nhược điểm:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không có quyền phát hành trái phiếu.
- Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.
c. Công ty Cổ Phần
Loại hình công ty này thường được lựa chọn khi có nhiều người góp vốn. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong công ty. Khác với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là 3 và không hạn chế số lương tối đa. Công ty cổ phần có một số ưu nhược điểm như sau:
– Ưu điểm của công ty cổ phần là gì?
Ưu điểm:
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, do đó việc huy động vốn trở nên dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn các doanh nghiệp khác.
– Nhược điểm của công ty cổ phần là gì?
Nhược điểm:
- Do công ty cổ phần không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn.
- Việc thành lập công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán.
- Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tham khảo: Thủ tục đăng ký thành lập công ty qua mạng online
d. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh thường ít khi được lựa chọn làm loại hình để thành lập công ty. Công ty phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài ra các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
– Ưu điểm của công ty hợp danh là gì?
Ưu điểm:
- Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Các thành viên dễ kết hợp với nhau khi làm việc nhóm hơn, tạo hiệu quả cao hơn trong công việc.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Do các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ thuyết phục đối tác và khách hàng hơn khi kinh doanh.
– Nhược điểm của công ty hợp danh là gì?
Nhược điểm:
- Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh.
- Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
3. Các loại hình doanh nghiệp bằng tiếng Anh
Tiếng Anh doanh nghiệp là một lĩnh vực phổ biến mà người đi làm sử dụng tiếng Anh thường xuyên tiếp xúc. Trong bài viết này, HAVIP LAW giới thiệu đến bạn các loại hình doanh nghiệp bằng tiếng Anh và một số kiến thức cơ bản về các loại hình doanh nghiệp này dưới bài viết này nhé.
Sau đây HAVIP xin chia sẻ với bạn định nghĩa các loại hình doanh nghiệp bằng tiếng Anh để bạn lưu ý và ghi nhớ:
- Doanh nghiệp tư nhân tiếng Anh là: Private enterprise
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
A private enterprise is an enterprise owned by an individual who is liable for all of its operations with his/her entire property.
- Doanh nghiệp nhà nước tiếng Anh là: State – owned enterprise
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước có sở hữu trên 50 % vốn điều lệ.
State-owned enterprise State enterprise means an enterprise of which over 50% of charter capital isowned by the State.
- Công ty hợp danh tiếng Anh là: Parnership
Công ty hợp danh là hình thức hoạt động kinh doanh hợp pháp giữa hai hoặc nhiều cá nhân có cùng quyền quản lý và lợi nhuận. Cần phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Parnership is a legal form of business operation between two or more individuals who share management and profits. There must be at least two members being co-owners of the company jointly conducting business under one common name (hereinafter referred to as unlimited liability partners); in addition to unlimited liability partners there may be limited liability partners.
- Công ty cổ phần tiếng Anh là: Shareholding companies
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp và cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho những người khác.
A shareholding company is an enterprise in which: The charter capital shall be divided into equal portions called shares. Shareholders shall be liable for the debts and other property obligations of the enterprise only within the amount of capital contributed to the enterprise and shareholders may freely assign their shares to other persons.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn tiếng Anh là: A limited liability company
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
A limited liability company is an enterprise in which: A member shall be liable for the debts and other property obligations of the enterprise within the amount of capital that it has undertaken to contribute to the enterprise;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếng Anh là: One member limited liability companies
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
A one member limited liability company is an enterprise owned by one organization or individual (hereinafter referred to as company owner); the company owner shall be liable for all debts and other property obligations of the company within the amount of the charter capital of the company.
Link bài viết: https://havip.com.vn/cac-loai-hinh-doanh-nghiep-theo-luat-2014/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/