Nếu bạn là người hoạt động trong lĩnh vực luật học. Thì có lẽ không còn xa lại với thuật ngữ chế tài. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường thì không phải ai cũng có thể hiếu được hết ý nghĩa của thuật ngữ này. Vậy chế tài là gì. Hiện nay pháp luật có những chế tài nào. Hãy cùng HAVIP LAW tìm hiều ngay sau đây:
1. Chế tài là gì?
Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật. Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự…
a. Có mấy loại chế tài thương mại
Các loại chế tài thương mại:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
- Phạt vi phạm;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
- Hủy bỏ hợp đồng;
- Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái quy định pháp luật.
Bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài thương mại tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản. Trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.
b. Chế tài thương mại buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng theo những gì đã cam kết trong hợp đồng. Hoặc bên bị vi phạm cũng có thể dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Để thêm thông tin về các điều kiện áp dụng và các cách thực hiện chế tài, bạn nhấp vào bài viết Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
c. Chế tài thương mại phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng.
Để thêm thông tin về các điều kiện áp dụng và các cách thực hiện chế tài, bạn nhấp vào bài viết Chế tài phạt vi phạm.
d. Chế tài thương mại bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Để thêm thông tin về các điều kiện áp dụng và các cách thực hiện chế tài, bạn nhấp vào bài viết Chế tài bồi thường thiệt hại.
Tham khảo: Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền
2. Chế tài thương mại tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
Để thêm thông tin về các điều kiện áp dụng và các cách thực hiện chế tài, bạn nhấp vào bài viết Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
a. Chế tài thương mại đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Để thêm thông tin về các điều kiện áp dụng và các cách thực hiện chế tài, bạn nhấp vào bài viết Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng.
b. Chế tài thương mại hủy bỏ hợp đồng
- Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hoặc hủy bỏ một phần hợp đồng;
- Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng;
- Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Để thêm thông tin về các điều kiện áp dụng và các cách thực hiện chế tài, bạn nhấp vào bài viết Chế tài hủy bỏ hợp đồng.
Tham khảo: Ví dụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp
3. Thông báo áp dụng chế tài thương mại
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
a. Các trường hợp miễn trách nhiệm và không áp dụng chế tài thương mại
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
b. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
Để có thể tránh bị áp dụng chế tài thương mại, bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm và thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm và các hậu quả có thể xảy ra.
Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
Link bài viết: https://havip.com.vn/che-tai-la-gi/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/