Cục quản lý xuất nhập cảnh tiếng Anh là gì? bạn đã bao giờ bạn thắc mắc chưa? Đó là cơ quan có thẩm quyền giải quyết những thủ tục hành chính nào liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam? Địa chỉ Cục quản lý xuất nhập cảnh là ở đâu? Sau đây, HAVIP LAW sẽ trả lời những thông tin về vấn đề này.
1. Cục quản lý xuất nhập cảnh tiếng Anh là gì?
Cục quản lý xuất nhập cảnh (tiếng Anh: Immigration Department) là cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an làm nhiệm vụ quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Những thủ tục bao gồm: Thủ tục liên quan đến hộ chiếu và thẻ ABTC đối với công dân Việt Nam
Giờ làm việc của phòng quản lý xuất nhập cảnh: Sáng 8h – 11h30; Buổi chiều: 1h30 – 4h30. Riêng thứ 7 làm việc buổi sáng.
a. Những điều cần chú ý khi làm thủ tục xuất nhập cảnh
So với bước kiểm tra an ninh, thủ tục cho phép xuất nhập cảnh tại sân bay thường diễn ra khá nhanh nếu hành khách chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định.
Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc không nắm rõ quy định bạn có thể sẽ gặp phải những tình huống nghiêm trọng hoặc có thể bị từ chối xuất/ nhập cảnh.
Mỗi quốc gia đều có những yêu cầu, quy định riêng về thủ tục xuất/ nhập cảnh, vì vậy tìm hiểu chi tiết những quy định này trước khi thực hiện chuyến bay là việc nên làm nếu bạn không muốn vướng phải những tình huống phức tạp không đáng có.
b. Chuẩn bị chu đáo tất cả các loại giấy tờ
Chuẩn bị chu đáo các loại giấy tờ theo yêu cầu sẽ giúp bạn thảnh thơi hơn khi ở sân bay. Các giấy tờ cơ bản cho một chuyến xuất ngoại thường gồm:
- Hộ chiếu (còn hiệu lực hoặc loại giấy tờ khác có chức năng tương đương)
- visa còn hiệu lực (thị thực điện tử đối với một số quốc gia)
- tờ khai xuất/ nhập cảnh theo đúng mẫu điền đầy đủ thông tin và ký xác nhận.
Nếu bay đến các nước khu vực ASEAN thì bạn không phải lo lắng về khoản xin cấp visa. Bên cạnh đó, tùy theo mục đích chuyến đi, một số quốc gia khác ngoài khu vực cũng có quy định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân đến Việt Nam.
Cùng với đó, cũng có một số quốc gia có những đòi hỏi phức tạp hơn ngoài các loại giấy tờ kể trên, bạn có thể sẽ được yêu cầu cung cấp thêm một số loại giấy tờ khác như: vé máy bay khứ hồi, giấy mời tham dự, giấy mời làm việc, học tập…
Để xác định chính xác cần cung cấp những loại giấy tờ nào tại quầy làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay, bạn nên tìm hiểu thông tin tại website Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự của quốc gia bạn đến.
c. Hoàn tất giấy tờ liên quan đến chuyến bay và thủ tục xuất nhập cảnh
Trước khi xếp hàng tại quầy thủ tục, bạn hãy hoàn tất mọi loại giấy tờ có liên quan đến chuyến bay và thủ tục xuất/ nhập cảnh.
Ngoài các loại giấy tờ chuẩn bị trước, tờ khai xuất/ nhập cảnh thường sẽ được thực hiện trên máy bay hoặc tại sân bay, bạn điền cẩn thận tránh sơ sót trong việc điền thông tin.
Hiện đa phần các quốc gia trên thế giới đều loại bỏ phần khai báo trên tờ khai cho người nhập cảnh nhưng tại không ít quốc gia hình thức này vẫn còn thực hiện. Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phiền toái cho bạn. Do đó, nếu phải thực hiện việc khai báo thông tin, bạn có thể hoàn tất theo một số gợi ý dưới đây:
- Thông tin được điền vào tờ khai phải chính xác và trùng khớp với thông tin trên hộ chiếu
- Điền tất cả các yêu cầu khai báo trên tờ khai. Một khoảng trống không được điền thông tin có thể sẽ khiến bạn trễ chuyến bay do phải khai thêm và xếp hàng làm thủ tục từ đầu.
- Hãy mang theo một cây viết bi bởi không phải lúc nào cũng có sẵn viết tại quầy
Hiếm trường hợp bị từ chối xuất/ nhập cảnh vì những lỗi nhỏ trong việc điền thông tin tờ khai nhưng việc thực hiện rõ ràng, chính xác sẽ giúp bạn nhanh chóng qua thủ tục, tránh những phiền toái không đáng có.
Khi tiếp xúc với nhân viên thủ tục, bạn nên chú ý giữ thái độ bình tĩnh, chỉ nên cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và điềm tĩnh trả lời các câu hỏi. Những câu hỏi thường liên quan đến loại thị thực, mục đích chuyến đi/ nhập cảnh, người bảo lãnh, ở lại nước họ bao lâu…
Cuối cùng sau khi đã kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ hợp pháp, nhân viên thủ tục xuất/ nhập cảnh sẽ đóng dấu tem xuất/ nhập cảnh lên hộ chiếu, trả lại giấy tờ để bạn tiếp tục kiểm tra an ninh (nếu xuất cảnh) hoặc lấy hành lý qua cửa hải quan (nếu nhập cảnh).
Khi thực hiện thủ tục xuất/ nhập cảnh tại Mỹ và một số nước khác, sau khi hoàn tất kiểm tra giấy tờ, nhân viên thủ tục xuất/ nhập cảnh còn yêu cầu lấy dấu vân tay và chụp hình bạn trước khi đóng dấu tem xuất/ nhập cảnh và trả lại giấy tờ.
2. Công văn nhập cảnh tiếng Anh là gì?
– Như chúng ta đã biết thì công văn nhập cảnh là văn bản chấp thuận của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với các mục đích khác nhau như du lịch, thương mại, đầu tư, lao động, thăm thân nhân tại Việt Nam…
– Đó là nghĩa tiếng Việt, còn tiếng Anh, từ chuyên ngành công văn nhập cảnh được dịch ra là approval letter on arrival. Vậy công văn nhập cảnh Việt Nam tiếng Anh được dịch ra là Vietnam approval letter on arrival.
– Do đó, nếu quý khách muốn tìm tài liệu tiếng Anh trên Google nói về công văn nhập cảnh thì có thể tìm kiếm bằng cụm từ “approval letter on arrival” hoặc “Vietnam approval letter on arrival”.
a. Thủ tục xin công văn nhập cảnh Việt Nam
– Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải xin được công văn nhập cảnh trước, sau đó mới xin visa vào Việt Nam. Khi có được công văn nhập cảnh thì người nước ngoài đó mới có thể dễ dàng xin được visa và nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian mình mong muốn.
– Công văn nhập cảnh Việt Nam được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam (những người mời hoặc muốn người nước ngoài nào đó đến Việt Nam) thì phải gửi hồ sơ xin công văn nhập cảnh lên Cục xuất nhập cảnh để Cục xuất nhập cảnh xét duyệt trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
b. Một số hồ sơ xin công văn nhập cảnh thường gặp
Thủ tục xin công văn nhập cảnh vào Việt Nam là chúng ta phải chuẩn bị hồ sơ làm công văn nhập cảnh. Có nhiều diện hồ sơ và HAVIP LAW xin nói 2 diện đó là Hồ sơ làm công văn nhập cảnh (Diện du lịch) và Hồ sơ làm công văn nhập cảnh (Diện bảo lãnh).
Hồ sơ làm công văn nhập cảnh (Diện du lịch) | Hồ sơ làm công văn nhập cảnh (Diện bảo lãnh) |
– Mặt scan hộ chiếu
– Ngày nhập cảnh
– Nơi nhập cảnh. (Tân Sơn Nhất hoặc cửa khẩu Mộc Bài)
– Thời gian ra công văn:
– Thường: 1 – 5 ngày tùy nhu cầu của quý khách. (trừ T7 – CN – Lễ – Tết)
– Khẩn: 4 – 6 tiếng trong ngày (trừ T7 – CN – Lễ – Tết)
– Phí: liên hệ
|
– Mặt scan hộ chiếu
– Ngày nhập cảnh
– Hồ sơ pháp nhân của công ty bảo lãnh
– Mẫu NA2.
– Nơi nhập cảnh (Tân Sơn Nhất hoặc cửa khẩu Mộc Bài)
– Thời gian ra công văn: 5 – 7 ngày (trừ T7 – CN – Lễ – Tết)
– Phí: liên hệ
|
Link bài viết: https://havip.com.vn/cuc-quan-ly-xuat-nhap-canh-tieng-anh-la-gi/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/