Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Chính vì những đặc điểm đó, kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp phân biệt các sản phẩm với nhau, góp phần hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết sản phẩm mình muốn và khẳng định thương hiệu của mình. Với ý nghĩa này, không ít các sản phẩm trong thực tế của doanh nghiệp này bị doanh nghiệp khác sử dụng cho sản phẩm của mình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng để trục lợi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, một kiểu dáng có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và có tính ứng dụng công nghiệp.
1. Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp
a. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Tính mới là yêu cầu cơ bản và mang tính tiên quyết đối với việc quyết định một sáng chế có được đăng ký bảo hộ hay không. Một kiểu dáng được cho là mới nếu như nó có khác biệt rõ ràng với kiểu dáng công nghiệp khác mà đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Để xác định được khả năng được bảo hộ của kiểu dáng, doanh nghiệp/ chủ sở hữu kiểu dáng muốn được đăng ký cần tiến hành tra cứu tất cả các đơn đăng ký ở Cục sở hữu trí tuệ để có những điều chỉnh kiểu dáng cho phù hợp, để làm tăng khả năng được đăng ký bảo hộ.
b. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp
Để đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng trùng lặp hoặc tương tự tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.
c. Khả năng ứng dụng trong công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Các trường hợp đối tượng trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:
- Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định
- Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn;
- Các trường hợp với lý do xác đáng khác.
Sau quá trình tra cứu sơ bộ và tra cứu chính thức đáp ứng được đầy đủ 3 điều kiện trên, kiểu dáng công nghiệp mà doanh nghiệp muốn đăng ký được đánh giá là có khả năng đăng ký và có thể tiến hành thủ tục nộp đơn theo quy định.
Tham khảo: Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
2. Đặc điểm kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp trong sở hữu trí tuệ được quy định như như thế nào? Kiểu dáng công nghiệp có những đặc điểm gì?
a. Để hiểu rõ về đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp
Theo Thông tư 01 đã quy định cụ thể như sau:
a) Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu sắc, tương quan vị trí hoặc tương quan kích thước để khi kết hợp với các đặc điểm (dấu hiệu) khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để tạo thành kiểu dáng công nghiệp đó.
b) Các yếu tố sau đây không được coi là đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp:
(i) Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ: hình dạng dẹt, phẳng của đĩa ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc…);
(ii) Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ (ấn tượng về hình dáng của sản phẩm không thay đổi khi có mặt và khi không có mặt yếu tố đó; ví dụ: sự thay đổi một hình khối, đường nét quen thuộc nhưng sự thay đổi đó không đủ để nhận biết, do đó hình khối, đường nét đã thay đổi vẫn chỉ được nhận biết là hình khối, đường nét cũ);
(iii) Vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm;
(iv) Các dấu hiệu được gắn, dán… lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng… sản phẩm đó; ví dụ: các từ ngữ trên nhãn hàng hoá;
(v) Kích cỡ của sản phẩm, trừ trường hợp thay đổi kích cỡ trang trí của mẫu vải và vật liệu tương tự.
c) Đặc điểm tạo dáng cơ bản và đặc điểm tạo dáng không cơ bản
Đặc điểm tạo dáng cơ bản là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết/ghi nhớ, cần và đủ để xác định kiểu dáng công nghiệp và phân biệt kiểu dáng công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp khác dùng cho sản phẩm cùng loại.
Đặc điểm tạo dáng không đáp ứng điều kiện trên gọi là “đặc điểm tạo dáng không cơ bản”.
b. Dịch vụ HAVIP LAW trong lĩnh vực tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
- Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
- Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
- Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Link bài viết: https://havip.com.vn/dieu-kien-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep/
Link trang chủ:https://havip.com.vn/