Đăng ký nhãn hiệu tập thể được hiểu là nhiều người sẽ đứng tên làm chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong thực tế nó là những nhãn hiệu mang tính đặc thù phải đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể.
- Nhãn hiệu có chứa địa danh (địa lý)
- Nhãn hiệu là tên gọi của sản phẩm nổi tiếng của vùng miền như: bưởi Năm Roi, Gạo Điện Biên, Mắm Phú Quốc.
Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể thường được gắn với chương trình của tỉnh phối hợp với địa phương thực hiện hoặc trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý hoặc thực hiện. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể có giá trị về mặt pháp lý cũng như kinh doanh hết sức to lớn. Vậy nhãn hiệu tập thể là gì?
1. Nhãn hiệu tập thể là gì?
Nhãn hiệu tập thể là Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Thực tế cho thấy nhiều phản phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể đã làm tăng giá thành của sản phẩm và được khách hàng tin dùng nhiều hơn. Ngoài ra, đảm bảo được tính thống nhất, hướng đến phát triển bền vững. Đây là những điều mà các nhà quản lý địa phương mong muốn để tạo lập, xác lập nhãn hiệu tập thể.
Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức, ví dụ như Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể, ví dụ như Vãi Thiều Thanh Hà, gốm Bát Tràng…
Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật địa phương, vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Tham khảo: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
a. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:
- Giấy ủy quyền (theo mẫu gửi lại khi nhận được yêu cầu);
- Mẫu nhãn hiệu tập thể có kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
- Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Chấp thuận của Tỉnh về việc sử dụng tên địa danh trong trường hợp nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký;
- Điều lệ, quy chế sử dụng nhãn hiệu – soạn theo hướng dẫn của chúng tôi gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
b. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
2. Thời gian đăng ký nhãn hiệu tập thể
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ, như sau:
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Tham khảo: Quy chế sử dụng nhãn hiệu
3. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên).
4. Dịch vụ tư vấn, đăng ký nhãn hiệu tập thể
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể;
- Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu tập thể;
- Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu tập thể;
- Tư vấn hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên cho khách hàng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể;
- Tra cứu chính thức nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện đăng ký nhãn hiệu tập thể cho khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại CSHTT;
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với CSHTT về việc đăng ký nhãn hiệu tập thể;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Link bài viết: https://havip.com.vn/dang-ky-nhan-hieu-tap-the/
Để quý khách hàng có đầy đủ thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể, xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Havip (HAVIP-IP)
Văn phòng giao dịch: Phòng 2002 tòa nhà Licogi 13 Tower, số 164 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: (024) 35525 035 / (024) 35525 036
Số hotline: 0912.418.948
Email: info@havip.com.vn
Website: https://havip.com.vn
Công ty TNHH Sở hữu Trí tuệ Havip được thành lập ngày 27/7/2005 và đã được ghi nhận là Tổ chức Đại diện Sở hữu Trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đại diện quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và đại diện quyền đối với giống cây trồng tại Cục trồng trọt Việt Nam.