WIPO là tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, là tổ chức làm ra luật về sở hữu trí tuệ và giám sát hệ thống bằng sáng chế khắp thế giới.
Sau cuộc bỏ phiếu mới đây, một người Singapore đã đánh bại ứng viên Trung Quốc để giành vị trí lãnh đạo Tổ chức này. Nỗ lực của Bắc Kinh để giành một vai trò lãnh đạo cơ quan thứ 5 tại Liên Hiệp Quốc đã bị ngăn chận.
Chuyên gia pháp lý Darren Tang đã đánh bại đồng nghiệp Trung Quốc, bà Wang Binying, trong một cuộc BIỂU QUYẾT KÍN của một nhóm 83 nước gọi là Ủy ban phối hợp WIPO, để chọn người vào vị trí Tổng giám đốc của Tổ chức này. Ông Tang được 55 phiếu bầu và TQ được 28 phiếu.
Singapore là một nước giàu mạnh, có uy tín thế giới đặc biệt về công nghệ và về hệ thống luật pháp, dù rất ít dân: chỉ có 5.835.717 người so với dân số Trung Quốc hơn 1,4 tỷ, nhưng được thế giới tin cậy hơn nhiều về luật và thực thi luật bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ là TRỌNG TÂM CUỘC THƯƠNG CHIẾN MỸ-TRUNG. Cùng với nhiều nước phương Tây khác, Hoa Kỳ hậu thuẫn ông Tang cho vị trí TGĐ Wipo. Hiện nay, FBI Hoa Kỳ đang điều tra hơn 1.000 vụ nghi người Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên có trụ sở tại Geneva, giám sát hệ thống về quyền sở hữu trí tuệ, một lĩnh vực có tầm quan trọng ngày càng cao đối với Trung Quốc và các công ty của nước này.
Công dân Trung Quốc hiện đang đứng đầu 4 cơ quan Liên Hiệp Quốc: Tổ chức Lương nông LHQ-FAO, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế -ICAO, Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ – UNIDO, và Liên minh Viễn thông quốc tế – ITU.
Dưới sự lãnh đạo của ông Francis Gurry, Tổng giám đốc người Úc (sẽ mãn nhiệm ngày 30/9/2020), WIPO đã giám sát hiện tượng bùng nổ các hồ sơ yêu cầu cấp bằng sáng chế và đã bắt đầu các cuộc đàm phán tiên khởi về liệu trí tuệ nhân tạo, hoặc máy móc, có thể được cấp bằng phát minh hay không. Trong tham vọng trở thành siêu cường công nghệ cạnh tranh với Hoa Kỳ, hiện nay, các nước tiến tiến về công nghệ trên thế giới đang rất lo TQ sẽ lấy WIPO làm bàn đạp gây ảnh hưởng có lợi cho TQ về công nghệ mới.
Một “kinh nghiệm thương đau” về sự chi phối của TQ với các tổ chức của Liên Hiệp Quốc hiện vẫn diễn ra: “sức mạnh” áp đảo của TQ với tổ chức Y tế thế giới WHO, gây ra tình hình mù mờ thông tin và có thể lá tác nhân dẫn tới sự lây lan ghê gớm trên 87 nước (và sẽ còn tăng) của CoviD 19 hiện nay. Bằng chứng: Từ cuối tháng 11 cho đến cuối tháng 12/2019, Tổ Chức Y Tế Thế Giới bị Bắc Kinh gây sức ép không cho báo động toàn cầu về nguy cơ lan tràn của bệnh virus nguy hiểm Corona. Bắc Kinh đã thuyết phục được giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO không những không chỉ trích cách xử lý thông tin tai hại của chính quyền Trung Quốc ( 7 tuần bưng bít) mà còn khen ngợi phản ứng TQ « nhanh và minh bạch.
Một dấu hiệu khác chứng minh Bắc Kinh xem trọng chính trị hơn sinh mạng con người là nhất quyết không cho Đài Loan gia nhập Tổ Chức Y Tế Thế Giới để được chia sẻ thông tin về dịch, bất chấp số phận 23 triệu dân đảo này. Làm ngơ lời kêu gọi của Mỹ, Canada và Nhật Bản, chính quyền Trung Quốc vẫn khăng khắng không cho Đài Loan trở lại làm thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Đài Loan phải xoay sở mọi cách: Qua kênh liên lạc « Quy định vệ sinh quốc tế », một cơ cấu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thành lập năm 2005, Đài Loan được cung cấp thông tin đầy đủ về dịch bệnh hoành hành tại Hoa lục. Thêm vào đó, giữa Bắc Kinh và Đài Bắc có một thỏa thuận chia sẻ thông tin y tế khi có khủng hoảng, ký vào năm 2010. Nhờ đó, Đài Loan đã cử hai chuyên gia đến Vũ Hán rất sớm để lấy mẫu siêu vi.
Tưởng tượng TQ mà đắc cử lãnh đạo WIPO thì tình hình sở hữu trí tuệ thế giới sẽ ra sao? Không dám nghĩ luôn !
Ảnh. Người đắc cử, ông Daren Tang. TGĐ sắp mãn nhiệm Francis Gurry chúc mừng tân TGĐ WIPO. Bà Wang, Ừng cử viên Trung Quốc.
Nguồn: Vu Kim Hanh