Địa điểm kinh doanh là gì và được thành lập như thế nào ? Sự khác biệt giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh là gì? Mời các độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau …
1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Được đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh. Địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài như công ty.
a. Quy định về địa điểm kinh doanh
Quy định về địa điểm kinh doanh cũng là một trong những điều bắt buộc bạn phải nắm chắc và thực hiện nghiêm chỉnh:
– Thứ nhất, vị trí địa điểm kinh doanh. Bạn hoàn toàn có thể đặt địa điểm kinh doanh ở các tỉnh thành phố khác tỉnh, thành phố đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
– Thứ hai, Bạn cũng có thể đặt nhiều địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau.
Tham khảo: Thủ tục đăng ký kinh doanh
b. Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế gì?
Vì phụ thuộc vào công ty mẹ nên những khoản thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đều được kê khai tại trụ sở, địa điểm kinh doanh chỉ phải nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi đặt địa điểm kinh doanh. Và mức phí thuế môn bài là 1.000.000/ năm/ 1 địa điểm kinh doanh.
c. Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh | Chi nhánh | |
1. Về tổ chức hạch toán, kế toán và kê khai thuế | Địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính. Hình thức kê khai thuế tập trung. Sử dụng hóa đơn của công ty. Hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty. | Chi nhánh có thể hoạch toán phụ thuộc hoặc độc lập. Như vậy chi nhánh có thể đăng ký mã số thuế riêng, hóa đơn riêng. |
2. Về con dấu | Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu. | Chi nhánh được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của chi nhánh. |
3. Phạm vi thành lập | Địa điểm kinh doanh chỉ được phép mở ở cùng tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. | Chi nhánh công ty có thể đặt tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. |
2. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh
a. Các bước đăng ký địa điểm kinh doanh
Để đăng kí địa điểm làm kinh doanh với cơ quan thuế bạn cần thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Là khâu chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần đầy đủ các nội dung sau:
- Giấy thông báo, quyết định thành lập địa điểm kinh doanh;
- Người đứng đầu địa điểm kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đã được công chứng hợp lệ.
- Giấy tờ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh trong trường hợp người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
- Bản sao có công chứng hợp lệ của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty mẹ.
- Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền
- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.
Tham khảo: Quy trình giải thể doanh nghiệp
Bước 2: Đến sở kế hoạch đầu tư để nộp hồ sơ đã chuẩn bị trước đó
Ngay sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của bộ hồ sơ thì tiếp theo bạn cần phải nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả cho Quý khách.
Kết quả sẽ gồm:
- Thứ nhất là giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
- Thứ hai là hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng
b. Thông báo lập địa điểm kinh doanh
Về thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm:
- Mã số của doanh nghiệp
- Tên và địa chỉ trụ sở chính hoặc địa chỉ chi nhánh của công ty mẹ
- Tên địa điểm kinh doanh và địa chỉ kinh doanh của bạn. Lưu ý thêm đăng ký địa điểm kinh doanh không được là nhà tập thể, nhà chung cư.Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp sổ đỏ, sổ hồng.
- Thứ tư là điều mà bạn không thể bỏ qua, lĩnh vực kinh doanh của địa điểm kinh doanh, nhớ là phải nằm trong phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
- Cuối cùng là họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Link bài viết: https://havip.com.vn/dia-diem-kinh-doanh-la-gi/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/