Đăng ký bản quyền là một trong những bước quan trọng trong việc bảo hộ sản phẩm trí tuệ của chính mình. Các sản phẩm ý tưởng của bạn khi có bản quyền sẽ luôn được bảo hộ về quyền sở hữu và không bị xâm phạm.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, vai trò của các sản phẩm sở hữu trí tuệ ngày càng được nâng cao và không ngừng gia tăng. Đi đôi với sự phát triển đó, ý thức đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của cá nhân và tổ chức cũng ngày càng được chú trọng. Trong đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan đã được cá cá nhân, tổ chức tích cực thực hiện để bảo vệ và phát huy được quyền sở hữu đối với đội tượng đăng ký.
Trong bài viết này, tác giả sẽ tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan để khách hàng có thể tham khảo một cách chi tiết nhất.
1. Bạn hiểu thế nào là quyền tác giả?
Quyền tác giả có nghĩa là được pháp luật, xã hội, quần chúng….công nhận cho cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết.
2. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả là gì?
a. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm trên được đăng ký theo Quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết. Để được đăng ký tác phẩm phải trên phải đáp ứng các các điều kiện sau:
- Ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định;
- Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác).
Tham khảo: Đăng ký bản quyền âm nhạc
b. Đối tượng bảo hộ Quyền tác giả
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
3. Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Để có thể đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cần phải thực hiện các công việc sau:
a. Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả
Như đã nói ở trên, loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả sẽ được chia thành nhiều đối tượng khác nhau và tùy vào từng tác phẩm sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.
Ví dụ: bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc hoặc phần mềm máy tính sẽ được đăng ký dưới loại hình là tác phẩm chương trình máy tính.
Tham khảo: Cách đăng ký bản quyền tác giả Youtube
b. Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Sau khi xác định xong loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ, tác giả hoặc chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện được ủy quyền sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:
– Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả
Lưu ý: Tờ khai đăng ký sẽ được lập bằng tiếng Việt, chủ đơn đăng ký hoặc tổ chức được ủy quyền phải hoàn thành đầy đủ thông tin được ghi tờ khai bao gồm các thông tin cơ bản như (i) thông tin về chủ sở hữu tác phẩm (ii) thông tin về tác giả (iii) thông tin về công ty được ủy quyền đăng ký (iv) thông tin về tác phẩm đăng ký (v) thông tin về ngày hoàn thành tác phẩm, ngày tác phẩm công bố, hình thức công bố, tóm tắt về tác phẩm…vv.
– 02 bản tác phẩm đăng ký. Cụ thể như sau:
- Với tác phẩm viết: 02 quyển trên giấy A4 có đánh số trang và chữ ký của tác giả vào từng trang hoặc dấu giáp lai công ty;
- Với chương trình máy tính: 02 bản in mã nguồn + giao diện phần mềm trên giấy A4 + 02 đĩa CD có nội dung mã nguồn và giao diện trên đó;
- Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 02 bản in trên giấy A4 tác phẩm có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
- Đối với tác phẩm âm nhạc: 02 bản in phần nhạc + lời hoặc bản ghi âm (thu âm) trong trường hợp đã ghi âm;
- Đối với tác phẩm kiến trúc: 02 bản vẽ trên giấy A3
- ……………………………………………………………….
Lưu ý: Đối với các tác phẩm đặc thù (tranh, tượng…) có kích thước cồng kềnh bản sao sẽ thay bằng ảnh chụp.
– Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (Ủy quyền cho HAVIP LAW đại diện Đăng ký)
– Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…
– Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả (đồng tác giả)
– Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.
– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao)
– Giấy cam đoan của tác giả (theo mẫu do HAVIP LAW cung cấp)
– Bản sao giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập…vv (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân, tổ chức)
– Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm (theo mẫu do HAVIP LAW cung cấp).
Tham khảo: Đăng ký bản quyền kịch bản phim
4. Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ỦY QUYỀN cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội. Khách hàng ở các tỉnh miền Nam và miền Trung khi có nhu cầu có thể đăng ký tại văn phòng giao dịch Cục Bản quyền tác giả ở TP.HCM và Đà Nẵng.
Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới 1 trong 03 địa chỉ nêu trên. Tuy nhiên, để tránh những phát sinh không cần thiết và trong trường hợp có điều kiện, chủ đơn vẫn nên nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký bản quyền tới các cơ quan nêu trên.
Nơi đăng ký bản quyền tác giả:
– Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả
Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:
Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:
Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967
5. Chi phí đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?
a. Chi phí đăng ký bản quyền tác giả
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào (i) loại hình tác phẩm mà doanh nghiệp/cá nhân muốn đăng ký (ii) có sử dụng dịch vụ của tổ chức đăng ký bản quyền tác giả. Cụ thể chi phí như sau:
Theo Quy định Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quy đinh như sau:
Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 100.000 VND (Một trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm nhiếp ảnh.
Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 300.000 VND (Ba trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 400.000 VND (Bốn trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
- Tác phẩm tạo hình;
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
- Tác phẩm điện ảnh;
- Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 600.000 VND (Sáu trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính
b. Chi phí Đăng ký quyền liên quan
– Cuộc biểu diễn được định hình trên:
- Bản ghi âm: 200.000 VND
- Bản ghi hình: 300.000 VND
- Chương trình phát sóng: 500.000 VND
– Bản ghi âm: 200.000 VND
– Bản ghi hình: 300.000 VND
– Chương trình phát sóng: 500.000 VND
Lưu ý: Ngoài chi phí nhà nước nêu trên, trong trường hợp khách hàng muốn sử dụng dịch vụ tư vấn và nộp đơn đăng ký bản quyền của HAVIP LAW, khách hàng sẽ phải trả thêm chi phí dịch vụ.
6. Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo.
Lưu ý: Khách hàng có thể rút ngắn thời gian xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền xuống còn 07 -10 ngày khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn và đại diện nộp đơn đăng ký của HAVIP LAW
Link bài viết: https://havip.com.vn/ho-so-dang-ky-ban-quyen-tac-gia/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/