Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả là hai khái niệm pháp lý độc lập. Cá nhân, tổ chức khi sở hữu những quyền này đều có được những quyền hạn cơ bản mà pháp luật sở hữu trí tuệ quy định. Tuy nhiên, liệu giữa hai quyền này có mối liên hệ gì với nhau trong khi cách gọi tên giữa chúng đã thể hiện sự tiếp nối giữa quyền này với quyền kia.
1. Quyền tác giả là gì? Quyền liên quan đến quyền tác giả là gì?
Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và thể hiện nó dưới dạng hình thức nhất định thông qua quá trình lao động sáng tạo hoặc một cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền tác giả thì những tổ chức, cá nhân đó là chủ thể của quyền tác giả.
Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Có thể hiểu, những chủ thể được sở hữu quyền liên quan này khi họ thực hiện một cuộc biểu diễn, hoặc tổ chức một buổi biểu diễn, buổi ghi hình, ghi âm…
Tham khảo: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
2. Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan
Để có được quyền liên quan, những chủ thể như: người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình… phải biểu diễn, thể hiện, tổ chức, phát sóng dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả. Tức là người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, người phát sóng đóng vai trò trung gian, truyền đạt nội dung, thông tin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng. Đó cũng chính là lý do tại sao quyền trung gian này được gọi tên là: quyền liên quan đến quyền tác giả.
Như vậy, một tác phẩm được ra đời, được thể hiện dưới một hình thức nhất định, được công bố nhưng chưa chắc cộng đồng có thể đón nhận và tiếp thu hết giá trị, thông tin mà tác phẩm đó mang lại. Thông qua những chủ thể trung gian của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể dễ dàng đi vào lòng người hơn, được công chúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấp dẫn, kỹ xảo của người biểu diễn, tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình… Ví dụ, một nhạc sĩ sáng tác một ca khúc về tình yêu, nhờ vào giọng hát truyền cảm và đầy nội lực của một ca sĩ khiến âm hưởng bài hát dễ đi vào lòng người và nêu bật được tình cảm của tác giả qua ca khúc.
Quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả. Quyền liên quan này tồn tại song song và gắn liền với tác phẩm, chỉ khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụng tác phẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sản phẩm. Và cũng tương tự như quyền tác giả, những chủ thể của quyền liên quan cũng được bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản đối với sản phẩm của mình.
Có thể khẳng định quyền liên quan giữ vai trò quan trọng giúp cho công chúng tiếp cận được tác phẩm, thu hút được nhiều người biết đến tác phẩm, nâng cao giá trị tác phẩm.
3. Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
“Quyền tác giả” và “quyền liên quan đến quyền tác giả” là hai đối tượng riêng biệt của quyền sở hữu trí tuệ.
Bảng phân biệt dưới đây sẽ giúp các bạn thấy rõ sự khác biệt để tránh nhẫm lẫn giữa hai loại quyền này.
TIÊU CHÍ | QUYỀN TÁC GIẢ | QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ |
Khái niệm | Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. | Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. |
Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả, trong khi quyền liên quan là quyền được trao cho một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng. Ví dụ: Đối với một bài hát, quyền tác giả bảo hộ phần nhạc của nhạc sỹ và phần ca từ của người viết lời, và quyền liên quan sẽ được áp dụng đối với:
– Phần biểu diễn của nhạc công và ca sỹ trình bày bài hát đó; – Bản ghi âm/ghi hình chứa bài hát đó của nhà sản xuất; và – Chương trình phát sóng của tổ chức sản xuất chương trình chứa bài hát đó. |
||
Chủ thể | – Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (tác giả);– Tác giả của tác phẩm phái sinh.
– Chủ sở hữu quyền tác giả. |
– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (người biểu diễn).– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn.
– Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình). – Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (tổ chức phát sóng).
|
Đối tượng | – Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.– Tác phẩm phái sinh: là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. | – Cuộc biểu diễn;– Bản ghi âm, ghi hình;
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. => Đây thực chất được xem là CÁC THỨC TRUYỀN BÁ TÁC PHẨM ĐẾN CÔNG CHÚNG. |
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền | Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. | Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. |
Căn cứ xác lập quyền/ việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan không cần thực hiện bất cứ thủ tục chính thức nào. Một tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ ngay khi ra đời mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính hay chính thức nào khác.
Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại thủ tục đăng ký. Việc đăng ký hay không sẽ do các chủ thể của quyền đó lựa chọn. Ý nghĩa của việc đăng ký đem lại đó là đây sẽ là chứng cứ rõ ràng, thuyết phục khi có tranh chấp xảy ra. |
||
Đặc điểm | – Bảo hộ hình thức sáng tạo;– Bảo hộ theo cơ chế tự động (không cần làm thủ tục đăng ký như các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác);
– Bảo hộ phải mang tính nguyên gốc: tức tự sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,…
|
– Đây là quyền phái sinh vì: quyền liên quan dựa trên quyền gốc đó là quyền tác giả (tạo ra dựa trên tác phẩm đã tồn tại trước đó).– Bảo hộ mang tính nguyên gốc: tức tự sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,…
– Tồn tại song song với quyền tác giả và đảm bảo điều kiện là không gây phương hại đến quyền tác giả.
|
Nội dung quyền | Bao gồm hai quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản:
– Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;… – Quyền tài sản : Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,… |
Chủ yếu là quyền tài sản, duy nhất chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân:
– Quyền nhân thân của người biểu diễn: Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. – Quyền tài sản, bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn,…. |
Thời hạn bảo hộ | Dài hơn
– Quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn. – Quyền nhân thân về công bố tác phẩm + quyền tài sản có thời hạn bảo hộ: + Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: *TH1: Đã công bố -> Có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; * TH2: Chưa công bố -> Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; + Tác phẩm có loại hình còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
|
Ngắn hơn
– Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. – Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được: + Bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc; +Bảo hộ 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. – Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. |
– Thời hạn bảo hộ quyền liên quan ngắn hơn đáng kể so với quyền tác giả.– Quyền tác giả và quyền liên quan chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết hạn chúng sẽ không được bảo hộ nữa và được coi là thuộc về sở hữu công cộng. |
Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.
Link bài viết: https://havip.com.vn/moi-quan-he-giua-quyen-tac-gia-va-quyen-lien-quan/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/