HAVIP LAW hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện thủ tục mua bán nhãn hiệu ở Việt Nam hay còn gọi là chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (gọi là li-xăng nhãn hiệu)(chuyển nhượng quyền thương hiệu)….
1. Thế nào là chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu?
Việc mua bán thương hiệu ở Việt Nam là việc chủ sở hữu quyền sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu).
2. Thế nào là chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (li-xăng nhãn hiệu)?
Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Tham khảo: đăng kí thương hiệu
3. Thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu
HAVIP LAW sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu và đưa ra những tư vấn cụ thể để thủ tục ghi nhận tại Cục Sở hữu Trí tuệ được thực hiện một cách thuận lợi nhất.
HAVIP LAW sẽ chuẩn bị các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bạn có thể tải Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Khách hàng cung cấp cho HAVIP LAW:
- Bản gốc văn bằng bảo hộ;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng thương hiệu, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung.
- Giấy ủy quyền theo mẫu của HAVIP LAW.
4. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng
* Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:
a) Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
b) (Đối với hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu): Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó; hoặc (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp): Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;
c) Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia;
d) Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định;
* Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng mua bán thương hiệu ở Việt Nam, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
b) Ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định;
* Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bị coi là có thiếu sót nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tờ khai không hợp lệ;
b) Thiếu một trong các tài liệu trong danh mục tài liệu phải có;
c) Giấy ủy quyền không hợp lệ;
d) Bản sao hợp đồng không được xác nhận hợp lệ;
e) Tên, địa chỉ của bên chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với các thông tin tương ứng trong văn bằng bảo hộ hoặc trong hợp đồng là căn cứ phát sinh quyền chuyển giao, giấy ủy quyền, tờ khai; tên, địa chỉ của bên được chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với tên, địa chỉ ghi trong giấy ủy quyền, tờ khai;
g) Hợp đồng không có đủ chữ ký (và con dấu, nếu có) của bên chuyển giao và bên được chuyển giao;
h) Bên chuyển nhượng không phải là chủ văn bằng bảo hộ;
i) Đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan không còn trong thời hạn hiệu lực bảo hộ hoặc đang có tranh chấp;
k) Hợp đồng chuyển giao thiếu các nội dung phải có theo quy định tương ứng tại Điều 140 hoặc khoản 1 Điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ;
l) Hợp đồng có nội dung không phù hợp với quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệptại Điều 139 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ;
m) Có căn cứ để khẳng định rằng việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệpxâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên thứ ba;
* Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).
Link bài viết: https://havip.com.vn/mua-ban-nhan-hieu-tai-viet-nam/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/