Quy chế này hướng dẫn thực hiện các công việc liên quan đến thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bao gồm cả thẩm định hình thức, thẩm định nội dung và một số yêu cầu liên quan đến hoạt động thẩm định đơn.
1. Về việc thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Mục đích của việc thẩm định hình thức là kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu về hình thức đối với các tài liệu có trong đơn, để từ đó đưa ra kết luận xem đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Việc thẩm định hình thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Kiểm tra các tài liệu phải có trong đơn;
- Kiểm tra các yêu cầu về hình thức trình bày của các tài liệu trong đơn;
- Xác định Chủ đơn, tác giả;
- Đánh giá quyền đăng ký hợp pháp của Chủ đơn;
- Đánh giá sự phù hợp về cách thức nộp đơn;
- Kiểm tra giấy ủy quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện của Chủ đơn;
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng đăng ký đối với yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
- Đánh giá sự bộc lộ đầy đủ của đối tượng đăng ký;
- Đánh giá sơ bộ về tính thông nhất của đơn;
- Đánh giá quyền ưu tiên;
- Kiểm tra phí và lệ phí;
- Xác định Chỉ số phân loại kiểu dáng công nghiệp;
- Xác định ngày nộp đơn;
- Đưa ra kết luận xem đơn có hợp lệ hay không.
Công việc thẩm định hình thức đơn được tiến hành và ghi nhận trong Hệ thống IPAS.
Tham khảo: Quy chế thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
2. Về việc thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là đưa ra kết luận xem đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 64, Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ hay không. Để dưa ra kết luận đó, trước hết cần đưa ra kết luận xem đối tượng nêu trong đơn có thuộc một trong số các đối tượng không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ hay không, hoặc có vi phạm chính sách Nhà nước về sở hữu trí tuệ nêu tại 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ hay không, và trong trường hợp không phải là đối tượng bị loại trừ thì đưa ra kết luận xem đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các điều kiện bảo hộ được quy định tại Điều 64, Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ hay không.
Việc thẩm định nội dung bao gồm các nội dung chính dưới đây:
- Kiểm tra nội dung các tài liệu thể hiện bản chất của đối tượng nêu trong đơn;
- Phân tích bản chất của đối tượng nêu trong đơn;
- Xác định xem đối tượng nêu trong đơn có thuộc một trong số các đối tượng bị loại trừ hay không;
- Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;
- Tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp;
- Đánh giá các kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn trên cơ sở tư liệu tìm được;
- Kết luận về tính mới của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;
- Đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;
- Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;
- Đánh giá tính thống nhất của đơn;
- Đưa ra kết luận về khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn.
Bạn có thể tải đầy đủ quy chế thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại đây:
Tham khảo: Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế
Link bài viết: https://havip.com.vn/quy-che-tham-dinh-kieu-dang-cong-nghiep/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/