Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 không có quy định về thuật ngữ “tác giả”. Nhưng trong Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định tại điều 736 “Tác giả là người tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là đồng tác giả”.
1. Phân loại tác giả
Có nhiều cách để phân loại tác giả, dưới đây là ba cách phân loại theo ba tiêu chí phổ biến nhất:
Thứ nhất theo số lượng người tham gia sáng tạo ra tác phẩm:
- Tác giả đơn nhất: Là người tạo ra toàn bộ tác phẩm, và được hưởng toàn bộ quyền tài sản, quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm.
- Đồng tác giả: Là nhiều cá nhân hợp tác cùng lao động sáng tạo ra tác phẩm. Mỗi người trong số họ gọi là đồng tác giả và họ cùng nhau hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm.
Thứ hai theo nguồn gốc của tác phẩm:
- Tác giả tác phẩm nguyên gốc: Là những người bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra một tác phẩm với nội dung, chủ để, tư tưởng, cách thức thể hiện hoàn toàn mới. Trong từ điển Hán- Việt, loại tác phẩm này được gọi là nguyên tác.
- Tác giả tác phẩm phái sinh: Là những người tạo ra tác phẩm từ tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến. Tác phẩm tái sinh bao gồm Tác phẩm dịch thuật, Tác phẩm phóng tác, Tác phẩm cả biên, Tác phẩm chiển thể, Tác phẩm tuyển tập, tác phẩm hợp tuyển.
2. Phạm vi hưởng quyền
Pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam sẽ bảo hộ các quyền lợi của tác giả khi tác giả đó là công dân Việt Nam, người nước ngoài sáng tạo tác phẩm trên lãnh thổ Việt Nam hoặc của tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam hoặc theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Tùy theo mối liên quan của mình đối với tác phẩm mà tác giả sẽ được hưởng phạm vi quyền khác nhau sau đây:
– Quyền của tác giả đối với tác phẩm được tạo ra không phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc:
Trong trường hợp này tác giả được hưởng tất cả các quyền nhân thân cũng như các quyền tài sản đối với tác phẩm.
– Quyền của tác giả đối với tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc:
Trong trường hợp này người sáng tạo ra tác phẩm là tác giả của tác phẩm nhưng chủ sở hữu quyền tác giả lại chính bên giao nhiệm vụ hoặc giao việc trong hợp đồng giao việc được kí kết giữa họ với tác giả. Vì vậy tác giả chỉ được hưởng các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả, các quyền tài sản thuộc quyền tác giả thuộc về các tổ chức, cá nhân được xác định là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.
– Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và tác phẩm sân khấu:
Tác phẩm điện ảnh được tạo ra trên cơ sở lao động sáng tạo của nhiều chủ thể thuộc nhiều lĩnh vực khác. Những người kể trên tuy không được coi là đồng tác giả nhưng mỗi người lại là tác giả đối với phần và lĩnh vực do họ sáng tạo ra. Vì vậy, đối với kết quả sáng tạo của mình, họ có quyền nhân thân (trừ quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm tác phẩm) và các quyền khác theo thỏa thuận giữa họ với chủ sở hữu quyền tác giả.
Link bài viết: https://havip.com.vn/quyen-tac-gia-trong-luat-so-huu-tri-tue/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/