Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng từ khi đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ và được Toà án chấp nhận.
Đối với người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia tố tụng đều cùng một mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với người đại diện của đương sự cũng có những điểm khác dưới bảng tiêu chí sau:
TIÊU CHÍ | NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ | NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ |
Cơ sở pháp lý | Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 70, 73, 75, 85, 86, 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) | Điều 75, 76 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) |
Khái niệm | Là người tham gia tố tụng thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự . | Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. |
Bản chất | Người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia tố tụng cũng nhằm mục đích chính là nhân danh và thay mặt người được đại diện(đương sự) bảo vệ quyền và lợi ích của chính người được đại diện, tất nhiên là thực hiện các quyền,nghĩa vụ tố tụng dân sự trong phạm vi ủy quyền | Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng song song cùng với đương sự. Khi tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với đương sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như người đại diện. |
Hình thức | Hợp đồng ủy quyền bằng văn bản. | Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản. |
Chủ thể | – Những người đại diện theo pháp luật của đương sự bao gồm: cha, mẹ của con chưa thành niên; người giám hộ của người được giám hộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chủ hộ gia đình và cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Người đại diện theo uỷ quyền: Bất kì người nào có năng lực hành vi tố tụng đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự trừ những người không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự và những người là cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, kiểm sát, công an. (Điều 85 BLTTDS 2015) – Tòa án chỉ tiến hành chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật không được đại diện. Đồng thời, Tòa án cũng không được chỉ định những người thuộc diện không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự. (Điều 88 BLTTDS 2015). |
– Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
– Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; – Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn; – Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an. |
Giai đoạn tham gia | – Người đại diện theo pháp luật của đương sự đương nhiên được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi xét thấy cần thiết.
– Người đại diện do Tòa án chỉ định tham gia tố tụng từ khi có quyết định của Tòa án chỉ định họ đại diện cho đương sự. – Người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự |
Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự. |
Phạm vi quyền và nghĩa vụ | -Đối với Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo chỉ định trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện quy định tại Điều 70 BLTTDS 2015).
(Khoản 1 Điều 86 BLTTDS 2015) – Còn Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền (Khoản 2 Điều 86) – Đối với Đại diện theo pháp luật và đại diện được chỉ định được quyền tham gia tất cả các loại vụ án. Đại diện theo uỷ quyền có thể tham gia tố tụng trong các loại việc trừ việc ly hôn. Việc ủy quyền phải được tiến hành dưới hình thức văn bản. |
– Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
– Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét. – Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này. – Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự. – Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 16, 17, 18, 19 và 20 Điều 70 của Bộ luật này. – Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định. |
Sở dĩ có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là bởi vì đương sự (hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự) không đủ kiến thức, hiểu biết cũng như trình độ để tự bảo vệ quyền và lợi ích cho mình (hoặc cho Người mà họ đại diện) và họ phải nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Tuyệt nhiên không phải vì đương sự (hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự) không có hoặc không thể thực hiện được các quyền mà tố tụng dân sự đã quy định cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. |
||
Số lượng |
Luật không quy định vấn đề này, nhưng trên thực tế thường là 1 người đại diện cho 1 đương sự . | Có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án. |
Như vậy, đương sự có quyền hỏi tại phiên toà xét xử sơ thẩm. Nghĩa là người đại diện theo ủy quyền của đương sự tại phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ thay mặt đương sự thực hiện việc hỏi tại phiên tòa đối với những người tham gia tố tụng khác (kể cả người làm chứng) để bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự mà người đó đã làm đại diện.
Link bài viết: https://havip.com.vn/so-sanh-nguoi-bao-chua-va-nguoi-bao-ve-quyen-loi-cua-duong-su/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/