HAVIP LAW với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư và tư vấn doanh nghiệp cho các khách hàng đến từ Hàn Quốc hiểu rõ những khó khăn này. Để giúp các nhà đầu tư có quan tâm hình thành được một cái nhìn tổng quát và dễ hiểu nhất, HAVIP LAW xin tổng hợp các thông tin và quy định về việc thành lập công ty có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam như sau:
1. Các văn bản chính điều chỉnh hoạt động đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam
- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA);
- Luật Đầu tư 2014;
- Luật Doanh nghiệp 2014.
Ngoài ra, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư còn cần tham khảo một số luật và văn bản dưới luật chuyên ngành.
2. Các bước trong quy trình thành lập công ty Hàn Quốc tại Việt Nam
a. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
- Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tham khảo: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
b. Thành lập công ty có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
- Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
- Giấy ủy quyền cho HAVIP LAW;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Khắc dấu và công bố mẫu dấu
- Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho HAVIP LAW hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
- Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Một số vấn đề lưu ý:
Để xác định được cụ thể mình có được thành lập công ty 100% vốn Hàn Quốc hay phải hợp tác với đối tác Việt Nam, nhà đầu tư cần căn cứ vào ngành nghề mà mình thực hiện.
Ví dụ như dịch vụ sản xuất phim (CPC 96112) thì theo Phụ lục 8-D Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam tại VKFTA thì nhà đầu tư Hàn Quốc chỉ được thực hiện dưới hai hình thức:
- Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam;
- Liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ góp vốn của Hàn Quốc tối đa là 51%.
(Đối tác Việt Nam đã được cấp phép sản xuất phim tại thị trường Việt Nam)
Như vậy, trong trường hợp này, nhà đầu tư Hàn Quốc không được thành lập công ty 100% vốn Hàn Quốc để sản xuất phim.
Tuy nhiên, với ngành dịch vụ bán lẻ, một lĩnh vực đầu tư mà Hàn Quốc đang nắm quyền kiểm soát tại Việt Nam hiện nay thì theo các cam kết tại VKFTA, nhà đầu tư Hàn Quốc được thành lập công ty 100% vốn Hàn Quốc để cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ đối với tất cả sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tìm kiếm và mong muốn mở rộng thị trường, đem hàng hóa của mình đên với thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, một vấn đề khác mà nhà đầu tư Hàn Quốc thường thắc mắc là giấy phép con và điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật chuyên ngành. Ví dụ như đối với hoạt động phân phối hàng hóa tại Việt Nam thì công ty nước ngoài phải có Giấy phép kinh doanh do Sở Công thương cấp. Hoặc đối với hoạt động nhượng quyền thương mại (CPC 8929), một lĩnh vực mà Hàn Quốc đang đầu tư rất mạnh vào Việt Nam nhất là trong ngành thực phẩm và đồ uống, thì phía Hàn Quốc phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương.
3. Tùy vào thông tin cụ thể về lĩnh vực, hoạt động kinh doanh mà Quý Khách hàng cung cấp
Một cách khác mà nhà đầu tư Hàn Quốc có thể thực hiện là góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp các công ty đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Với cách thức này, thủ tục gọn gàng hơn và tiết kiệm thời gian do không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn phải tuân theo các quy định về tỷ lệ vốn góp và các điều kiện kinh doanh tùy theo mỗi ngành nghề. Nếu ngành nghề đó pháp luật không cho phép phía Hàn Quốc nắm 100% vốn hoặc có giới hạn tối đa vốn góp nước ngoài thì cần cân nhắc trước khi thực hiện.
a. Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên
Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại HAVIP LAW:
- Tư vấn các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: trình tự, thủ tục, hồ sơ pháp lý, ngành nghề đầu tư, điều kiện đối với từng ngành nghề, các ưu đãi đầu tư dành cho nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng và các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nói chung;
- Thực hiện soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được khách hàng ủy quyền;
- Tư vấn các vấn đề sau thành lập như: thuế, kế toán, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài, các loại hợp đồng liên quan, sở hữu trí tuệ…
Link bài viết: https://havip.com.vn/thanh-lap-cong-ty-co-von-han-quoc-tai-viet-nam/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/