Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề. Giải quyết tranh chấp lao động bao gồm giải quyết tranh chấp giữa cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và giữa tập thể lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
1. Các tranh chấp lao động phổ biến
Tranh chấp hợp đồng lao động, đặc biệt là chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sai thải;
- Tranh chấp thỏa ước lao động tập thể;
- Tranh chấp về kỷ luật lao động;
- Tranh chấp lao động về việc giải quyết chế độ chính sách lao động: tiền lương, bảo hiểm.
2. Các nguyên tắc giải quyết Tranh chấp lao động
Theo quy định của pháp luật lao động, tranh chấp lao động được giải quyết theo các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc thứ nhất: Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, pháp luật lao động quy định việc giải quyết TCLĐ phải tuân thủ nguyên tắc thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Việc tương tự thương lượng, dàn xếp trực tiếp giữa hai bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được chấp nhận cả sau khi các bên đã gửi yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết.
– Nguyên tắc thứ hai: Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích của hai bên, tôn trọng ích chung của xã hội.
Cũng xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, việc hoà giải được ưu tiên thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết TCLĐ và là thủ tục bắt buộc ở hầu hết các trình tự giải quyết TCLĐ.
– Nguyên tắc thứ ba: Giải quyết TCLĐ công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật.
Ngoài yêu cầu về tính công khai, khách quan, đúng pháp luật, việc giải quyết tranh chấp lao động phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. Chính vì thế pháp luật quy định thời hạn giải quyết TCLĐ ngắn hơn so với thời hạn giải quyết tranh chấp khác.
– Nguyên tắc thứ tư: Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết TCLĐ so với việc giải quyết các loại tranh chấp khác.
3. Thẩm quyền giải quyết Tranh chấp lao động
a. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động gồm:
– Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp có CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động.
– Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan lao động, công đoàn, đơn vị sử dụng lao động và một số nhà quản lý, luật gia có uy tín ở địa phương; và do đại diện cơ quan quản lý nhà nước làm Chủ tịch.
– Toà án nhân dân.
b. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động
Trình tự giải quyết Tranh chấp lao động cá nhân
– Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.
- Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận đã ghi trong biên bản;
- Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết;
- Các bên tranh chấp có quyền khởi kiện trực tiếp vụ án lao động ra Toà án nhân dân mà không nhất thiết phải qua Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện đối với một số loại việc;
- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi dưỡng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan Bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Trình tự giải quyết Tranh chấp lao động tập thể
– Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.
- Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản;
- Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của 2 bên tranh chấp và của Hội đồng. Mỗi bên hoặc cả 2 bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết;
- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.
Tại phiên họp giải quyết tranh chấp phải có mặt các đại diện được ủy quyền của 2 bên tranh chấp hoặc. Trường hợp cần thiết, phiên họp sẽ có đại diện của công đoàn cấp trên của CĐCS và đại diện của cơ quan nhà nước tham dự.
Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét
- Nếu chấp thuận thì lập biên bản hoà giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản;
- Nếu không thành thì lập biên bản hoà giải không thành, thì Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết vụ tranh chấp bằng quyết định của mình và thông báo ngay cho 2 bên tranh chấp. Nếu 2 bên không có ý kiến thì quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài, thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công; Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu Toà án xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài (yêu cầu này không cản trở quyền đình công của tập thể lao động).
Link bài viết: https://havip.com.vn/tu-van-tuyen-dung-va-tranh-chap-lao-dong/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/