Hàng loạt các hiệp định thương mại được ký kết trong những năm gần đây đã tiến đến xoá bỏ các rào cản thương mại và hàng rào thuế quan, mở ra cơ hội giao thương, hợp tác không hề nhỏ cho các Nhà đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì nhà đầu tư cũng đối mặt với nhiều rủi ro vì chưa am hiểu về môi trường đầu tư cũng như hành lang pháp lý tại Việt Nam.Với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong việc tư vấn hợp đồng hợp tác đầu tư và am hiểu môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác đầu tư đã tư vấn và đưa ra các giải pháp đầu tư phù hợp cho từng mục đích kinh doanh cụ thể của khách hàng.
Để nắm rõ hơn những hình thức được phép đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, cũng như hạn chế rủi ro khi đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư thì nhà đầu tư cần lưu ý:
1. Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác đầu tư theo hình thức hợp đồng góp vốn
Trong thực tế, nhà đầu tư thường không quan tâm đến hợp đồng góp vốn mà lại sử dụng điều lệ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là điểm mấu chốt tiềm ẩn nhiều rủi ro về sau. Điều lệ chủ yếu để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản trị và hoạt động doanh nghiệp. Trong khi đó, hợp đồng góp vốn có ý nghĩa trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông hoặc thành viên sáng lập. Các điều kiện cho việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp. Các điều kiện ràng buộc giữa các cổ đông hoặc thành viên sáng lập trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thì pháp luật Việt Nam bắt buộc phải ký hợp đồng, hợp đồng phải được lập theo mẫu theo quy định của pháp luật, và phải được công chứng.
2. Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác đầu tư theo hình thức hợp đồng Liên doanh
Không soạn thảo nội dung của hợp đồng liên doanh và nội dung của điều lệ liên doanh giống hệt nhau. Hậu quả của việc này là cả hai tài liệu đều rất dài dòng và lặp lại các nội dung như nhau, không điều chỉnh toàn diện hết các vấn đề. Nên soạn thảo hợp đồng liên doanh theo hướng tập trung điều chỉnh mối quan hệ của các bên trong liên doanh và điều lệ liên doanh nên tập trung hơn vào việc điều chỉnh hoạt động của liên doanh.
Đưa điều khoản giải quyết bế tắc vào hợp đồng liên doanh, hướng giải quyết bế tắc là quy định về cách thức giải quyết một cách cụ thể và triệt để trên tinh thần vì lợi ích của liên doanh (như một bên sẽ chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho bên kia, hoặc yêu cầu mua lại phần vốn góp của phía bên kia để duy trì sự hoạt động của liên doanh).
3. Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Khi soạn thảo, đàm phán hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà đầu tư hay mắc phải là rất ít khi quan tâm đúng mức đến điều khoản về cơ chế điều hành, quản lý hoạt động hợp tác và vấn đề giải quyết, xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh. Việc thiếu các điều khoản rõ ràng về cơ chế giải quyết tranh chấp và giải quyết việc chấm dứt có thể dẫn tới bế tắc hoặc thiệt hại cho một bên.
4. Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác đầu tư theo hình thức hợp đồng mua bán, chuyển nhượng cổ phần/vốn góp
Trước khi tham gia các giao dịch hợp đồng mua cổ phần/vốn góp nhà đầu tư cần kiểm tra tình hình pháp lý và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc kiểm tra trên là hết sức cần thiết khi mua cổ phần đặc biệt là những giao dịch có giá trị lớn. Nhiều trường hợp trước khi ký hợp đồng nhà đầu tư không thực hiện kiểm tra, sau khi ký hợp đồng và bắt đầu tiếp quản nhà đầu tư mới phát hiện ra các khoản nợ xấu và các giao dịch bất hợp pháp. Lúc đó nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu những rủi ro lớn do các cổ đông, thành viên chuyển nhượng cổ phần đã rút khỏi công ty.
5. Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác đầu tư theo hình thức hợp đồng chuyển nhượng dự án
Hợp đồng chuyển nhượng dự án cần phải được đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để phê chuẩn. Vì vậy, các bên nên quy định rõ thời điểm có hiệu lực đầy đủ của hợp đồng chuyển nhượng dự án. Khi chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài, cần lưu ý là nhà đầu tư nước ngoài không được phép trực tiếp nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất. Vì vậy, phạm vi chuyển nhượng dự án không được bao gồm chuyển nhượng Quyền sử dụng đất. Sau khi việc chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, doanh nghiệp trong nước phải trả lại đất cho nhà nước để nhà nước cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để tiếp tục thực hiện dự án.
Link bài viết: https://havip.com.vn/tu-van-ve-dau-tu-va-hop-tac-dau-tu/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/