Chữ ký số ngày nay trở nên phổ biến và đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực phục vụ nhu cầu ký văn bản điện tử. Vậy mục đích chính của Chữ ký số là để ký các văn bản điện tử, nhằm xác định người chủ của dữ liệu đó. Để tìm hiểu về chữ ký số bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây:
1. Thế nào là chữ ký số?
Chữ ký số là một tập con của chữ ký điện tử. Có thể dùng định nghĩa về chữ ký điện tử cho chữ ký số: Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó.
Khái niệm trên đều đúng cho câu hỏi Chữ ký số là gì? Nhưng có vẻ hơi mang tính kỹ thuật, khiến bạn cảm thấy xa lạ, HAVIP LAW xin giải thích theo mục đích sử dụng như sau:
2. Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?
Chữ ký số ngày nay trở nên phổ biến và đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực phục vụ nhu cầu ký văn bản điện tử. Vậy mục đích chính của Chữ ký số là để ký các văn bản điện tử, nhằm xác định người chủ của dữ liệu đó.
Việc sử dụng chữ ký sô vào văn bản điện tử giúp chúng ta giảm được rất nhiều chi phí in ấn giấy tờ, tiết kiệm thời gian có thể ký mọi lúc mọi nơi. Chữ ký số cũng như chữ ký tay có tính pháp lý và được pháp luật công nhận.
a. Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?
Tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng phổ biến là Chữ ký số công cộng. Ứng dụng chữ ký số hiện nay đang được áp dụng phổ biến rộng rãi cho tổ chức doanh nghiệp là:
- Khai thuế, nộp thuế qua mạng, thuế điện tử;
- Hải quan điện tử;
- Bảo hiểm xã hội điện tử;
- Hóa đơn điện tử;
- Công bố sản phẩm thực phẩm qua mạng;
- Đấu thầu qua mạng;
- Đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng, thay đổi thông tin… điện tử;
- Chứng khoán, Ngân hàng điện tử;
- Khai C/O;
- Dùng cho kho bạc nhà nước
- Ký hợp đồng điện tử, giấy chứng nhận điện tử
……
Để nộp tờ khai qua mạng cho cơ quan thuế, hải quan, BHXH …, doanh nghiệp cần ký số trước khi nộp.
Ngoài chữ ký số cho cơ quan, tổ chức. Cá nhân cũng có thể đăng ký chữ ký số sử dụng trong nội bộ công ty hoặc với những đơn vị ứng dụng giao dịch chữ ký số cá nhân
Phố biến hiện nay chữ ký số lưu trong các Usbtoken. Mỗi lần ta muốn ký chỉ cần cắm Usbtoken vào máy tính và thực hiện thao tác ký số trên phần mềm thiết kế sẵn có mục ký. Ngoài ra còn có chữ ký số còn lưu trên PKI SIM card dùng trên điện thoại di dộng. Với những đơn vị cần ứng dụng chữ ký số có yêu cầu tốc độ cao, số lượng lớn, ký tự động thì sử dụng chữ ký số Sever cho thiết bị HSM.
b. Cơ sở pháp lý của việc dùng chữ ký số
Từ ngày 01/7/2013, Luật số 21/2012/QH13 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực. Theo đó, các doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế qua mạng. Cụ thể như sau:
- Nghĩa vụ của người nộp thuế có bổ sung như sau: “Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”
- Kê khai thuế qua mạng thực chất là việc gửi các Tờ khai thuế đã được kết xuất ra file PDF từ phần mềm hỗ trợ khai thuế lên website http://kekhaithue.gdt.gov.vn/ của Tổng cục Thuế. Để có thể gửi file, mỗi doanh nghiệp cần có một Tài khoản đăng nhập và một Chữ ký số dùng để “ký” lên các file trước khi nhấn nút “Gửi tờ khai”.
- Tài khoản đăng nhập thì được Tổng cục Thuế cấp miễn phí sau khi hoàn tất các bước đăng ký nhưng “Chữ ký số” thì phải mua của các tổ chức được phép cung cấp chữ ký số (VNPT, FPT, VINA, Viettel…). Do đó, muốn thực hiện được việc kê khai thuế qua mạng, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.
- Hiện nay ở Việt Nam có 9 nhà cung cấp chữ ký số Viettel, Fpt, Bkav, Ck, Vina, Newtel, Nacencomm và Safe.
3. Thủ tục đăng ký chữ ký số điện tử
Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản: word, excel, pdf…; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu đó. Hiện nay chữ ký số được coi như con dấu điện tử của doanh nghiệp. Vì vậy, chữ ký số không những chỉ dùng trong việc kê khai thuế, mà người sử dụng còn có thể sử dụng trong tất cả các giao dịch điện tử với mọi tổ chức và cá nhân khác.
Việc giải quyết thủ tục kê khai thuế cho cá nhân, doanh nghiệp vào mỗi cuối tháng thường gây quá tải cho cơ quan thuế, gây phiền hà cho người nộp thuế. Vì vậy, để thực hiện các giao dịch điện tử như nộp hồ sơ thuế, sử dụng hóa đơn điện tử một cách đơn giản và thuận tiện hơn các doanh nghiệp đều muốn có một chữ ký số (chữ ký điện tử).
Hồ sơ đăng ký chữ ký số bao gồm:
- Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động;
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
- Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý (hoặc hộ chiếu).
Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên thì bạn nộp tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,… Mức lệ phí cũng sẽ tùy thuộc vào từng cơ quan đưa ra cũng như tùy vào từng gói dịch vụ do doanh nghiệp của bạn lựa chọn.
4. Quy định sử dụng chữ ký số trong doanh nghiệp
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng.
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp là một trong những điều kiện bắt buộc mà tổ chức kinh tế cần phải đáp ứng được.
Điều kiện cấp phép được quy định tại Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP:
Về mặt chủ thể: Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.
- Về điều kiện tài chính:
– Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam không dưới 05 (năm) tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ do lỗi của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép.
– Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ (trong trường hợp cấp lại giấy phép).
- Điều kiện về nhân sự:
– Doanh nghiệp phải có nhân sự chịu trách nhiệm: Quản trị hệ thống, vận hành hệ thống và cấp chứng thư số, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
– Nhân sự quy định tại điểm a khoản này phải có bằng đại học trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông.
- Điều kiện về kỹ thuật:
+ Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực;
– Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực, đang tạm dừng và đã hết hiệu lực và cho phép và hướng dẫn người sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;
– Đảm bảo tạo cặp khóa chỉ cho phép mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng;
– Có tính năng cảnh báo, ngăn chặn và phát hiện truy nhập bất hợp pháp trên môi trường mạng;
– Được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường Internet;
– Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khóa. Trong trường hợp phân phối khóa thông qua môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khóa phải sử dụng các giao thức bảo mật đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.
+ Có phương án kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực;
+ Có các phương án kiểm soát sự ra vào trụ sở, quyền truy nhập hệ thống, quyền ra vào nơi đặt thiết bị phục vụ việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
+ Có các phương án dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra;
+ Có phương án cung cấp trực tuyến thông tin thuê bao cho Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số;
+ Toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng để cung cấp dịch vụ đặt tại Việt Nam;
+ Có trụ sở, nơi đặt máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người;
+ Có quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng đến cơ quan có thẩm quyền là Bộ Thông tin và Truyền thông. Thời hạn thẩm tra hồ sơ và cấp phép là 50 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Link bài viết: https://havip.com.vn/chu-ky-so-duoc-dung-cho-muc-dich-gi
Link trang chủ: https://havip.com.vn/