Đối tượng của quyền sử hữu công nghiệp được chia thành hai nhóm bao gồm: nhóm có tính thương mại và nhóm có tính sáng tạo. Trong nhóm đối tượng có tính sáng tạo thì pháp luật không quy định về thế nào là giải pháp hữu ích tuy nhiên lại quy định về bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Vậy giải pháp hữu ích là gì? Điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích như thế nào? Thông qua bài viết này HAVIP LAW sẽ làm rõ những vấn đề trên.
1. Thế nào là giải pháp hữu ích?
Giải pháp hữu ích về bản chất là một sáng chế ở trình độ thấp. Điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích đơn giản hơn, không đòi hỏi yêu cầu về trình độ sáng tạo, thời hạn bảo hộ cũng ngắn hơn.
Lưu ý: Trên thế giới không quy định về giải pháp hữu ích, nước ta quy định giải pháp hữu ích nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hộ các sáng tạo kỹ thuật trong nước, khi trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp so với thế giới.
Giải pháp hữu ích và sáng chế có nhiều điểm giống nhau, sự khác nhau cơ bản là giải pháp hữu ích không thỏa mãn điều kiện về trình độ sáng tạo. Giải pháp được tạo ra bởi quá trình lao động trí óc, sự sáng tạo nổi trội, có thể nhận biết một cách rõ ràng với các giải pháp được biết đến trước đó. Giải pháp kỹ thuật không thể đạt được bằng cách quá dễ dàng. Đối với người có hiểu biết trung bình thì không thể đạt được.
Nếu một giải pháp kỹ thuật không đáp ứng được tính sáng tạo thì sẽ là giải pháp hữu ích.
Ví dụ: Người nông dân nghĩ ra cách cải tiến máy gặt để cho năng suất cao hơn.
2. Điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích
Khoản 2 Điều 58 Luật SHTT quy định: “Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Theo quy định này thì điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích là: giải pháp hữu ích phải có khả năng áp dụng công nghiệp. Khả năng áp dụng công nghiệp được hiểu là những mô tả về bản chất của giải pháp cùng với những thông tin về điều kiện kỹ thuật được nêu một cách đầy đủ trong đơn cho phép những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực đó có thể tạo ra, sử dụng, khai thác nhiều lần tạo ra nhiều kết quả giống nhau và giống với kết quả được mô tả trong đơn.
Về chủ thể, về nội dung, về giới hạn quyền và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với giải pháp hữu ích được áp như đối với sáng chế.
Link bài viết: https://havip.com.vn/dieu-kien-bao-ho-doi-voi-giai-phap-huu-ich
Link trang chủ: https://havip.com.vn/