Hạch toán rõ các chi phí liên quan trong toàn bộ quá trình đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thương hiệu, logo.
1. Hạch toán chi phí đăng ký nhãn hiệu
Năm 2006, với sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ, các vấn đề về sở hữu công nghiệp bắt đầu được chú trọng hơn tại Việt Nam. Khác với trước đây, khi chưa có các quy định cụ thể rõ ràng, quyền trí tuệ là một trong những quyền khó hình dung nhất và thường xuyên có sự xâm phạm bóp méo, làm giảm tính sáng tạo, tư duy của đại đa số nghệ sĩ, nghệ nhân, tác giả trên tất cả các khía cạnh.
Giờ đây, việc đăng ký đối với sản phẩm được tạo ra bởi trí lực, thời gian, công sức, độc đáo của bản thân là hoàn toàn dễ dàng. Đem lại rất nhiều giá trị cho kho tàng kiến thức nói chung và quyền lợi của chủ sở hữu nói riêng.
Vậy, các chi phí phải bỏ ra để đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm những gì, hạch toán ra sao.
Tham khảo: Chi phi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006.
Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007.
2. Chi phí nhằm các mục đích sau đây là chi phí hạch toán đăng ký nhãn hiệu
- Chi phí cho việc sáng tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Chi phí cho việc thiết kế mẫu nhãn hiệu, thương hiệu, mẫu biểu tượng (logo) doanh nghiệp;
- Chi phí cho việc thực hiện các thủ tục đăng ký, duy trì, gia hạn quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả thực hiện các thủ tục đó ở nước ngoài;
- Chi phí cho việc thực hiện các biện pháp bảo mật bí mật kinh doanh, bảo vệ quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
- Chi phí cho việc trả thù lao cho tác giả;
- Chi phí cho việc mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh;
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ hạch toán các chi phí và giá liên quan đến sở hữu công nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 103/2006/NĐ-CP.
Chúc các bạn nhanh chóng có được quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình.
Tham khảo: Cách đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Link bài viết: https://havip.com.vn/hach-toan-chi-phi-dang-ky-nhan-hieu/
Link trang chủ: https://havip.com.vn