Những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và quảng bá nhãn hiệu (thương hiệu) nhằm tăng khả năng nhận biết với người tiêu dung. Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu có thể tồn tại mãi mãi, nhãn hiệu có chức năng chỉ dẫn xuất xứ sản phẩm và có thể trở thành một tài sản vô giá của doanh nghiệp. Vì nhãn hiệu là một tài sản có tuổi thọ mãi mãi, nên tất cả các khâu liên quan đến việc thiết kế, đăng ký, sử dụng nhãn hiệu đều rất quan trọng và cần phải thực hiện một cách nghiêm túc. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin đề cập đến khâu đầu tiên là lựa chọn, thiết kế và tra cứu nhãn hiệu để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đăng ký.
Theo quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp Việt Nam, trong số những người cùng nộp đơn cho cùng một nhãn hiệu, quyền bảo hộ được dành cho người nộp đơn sớm nhất. Ðiều đó có nghĩa là chỉ có đơn đăng ký được nộp sớm nhất tại Cục Sở hữu Trí tuệ là được bảo hộ, các đơn nộp sau của các chủ thể khác cho cùng một nhãn hiệu hàng hoá sẽ bị từ chối bảo hộ. Vì vậy, lời khuyên dành cho các doanh nghiệp là để giữ nhãn hiệu của mình không bị “đánh cắp” cần đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt.
1. Những điều cần biết khi đăng ký nhãn hiệu?
Để được đăng ký, một nhãn hiệu cùng một lúc phải đáp ứng nhiều điều kiện bảo hộ và không thuộc một trong các dấu hiệu loại trừ. Nhiều nhãn hiệu được nộp đơn và kèm theo đó là các chi phí, nhưng do không làm chuẩn khâu thiết kế nên sau nhiều tháng, đơn nhãn hiệu bị từ chối vì không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.
Bởi vậy, việc liên hệ với các công ty dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ để được tư vấn về việc lựa chọn, thiết kế nhãn hiệu sẽ nâng cao khả năng thành công khi đăng ký. Ngoài ra, qua tư vấn, doanh nghiệp cũng hạn chế việc sửa đổi, giải trình liên quan đến sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm vì không phải doanh nghiệp nào cũng nắm vững nội dung này.
Hạn chế được các rủi ro trên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí có thể phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Đó là chưa nói đến, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ những cơ hội đầu tư hoặc kinh doanh vì nhãn hiệu của mình không được bảo hộ hoặc thời gian đăng ký kéo dài.
Ngoài ra, khi lựa chọn một nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải xác định được phạm vi sử dụng nhãn hiệu vì thông thường việc sử dụng nhãn hiệu không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. Bởi vậy, nhãn hiệu cần được thiết kế đơn giản để có thể dễ nhớ, dễ phát âm, truyền tải được ý nghĩa hoặc thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, có vụ và dễ dàng được chấp nhận bởi thể gắn lên các sản phẩm hoặc dịch người tiêu dùng thuộc các nền văn hóa và các quốc gia khác nhau. Một nhãn hiệu, dù được bảo hộ và không có tranh chấp, nhưng nếu phạm phải những điều cấm kỵ về văn hóa và tôn giáo thì nhãn hiệu đó không thể thâm nhập vào cộng đồng văn hóa hoặc tôn giáo đó. Hơn nữa, tên hoặc hình, hoặc sự kết hợp các yếu tố này trong một nhãn hiệu cần phả Để được đăng ký, một nhãn hiệu cùng một lúc phải đáp ứng nhiều điều kiện bảo hộ và không thuộc một trong các dấu hiệu loại trừ. Nhiều nhãn hiệu được nộp đơn và kèm theo đó là các chi phí, nhưng do không làm chuẩn khâu thiết kế nên sau nhiều tháng, đơn nhãn hiệu bị từ chối vì không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.i tạo ra sự khác biệt, giúp cho người tiêu dùng nhớ sản phẩm/dịch vụ khi nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu trong tình huống mua hàng.
Tham khảo: Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu ở nước ngoài và Việt Nam
2. Làm cách nào để tối ưu chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Như đã nêu ở trên, một nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi nhãn hiệu đó không trùng, không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn hoặc bảo hộ, vì vậy, cần phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký để loại trừ đến mức tối đa khả năng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác. Nếu việc tra cứu chỉ ra đã có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự được nộp đơn hay bảo hộ cho cùng các sản phẩm và/hoặc dịch vụ, điều đó giúp cho doanh nghiệp quyết định ngay phải lựa chọn nhãn hiệu khác cho sản phẩm và hoặc dịch vụ của mình mà không phải mất nhiều tháng, thậm chí cả năm sau mới biết được điều đó.
Có không ít doanh nghiệp đã sử dụng và tốn nhiều chi phí để quảng cáo cho nhãn hiệu của mình để rồi cuối cùng phát hiện ra nhãn hiệu đó tương tự hoặc trùng với một nhãn hiệu có trước, có khi còn dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện, mà phần thua bao giờ cũng thuộc người đi sau.
Một điều dễ nhận thấy kinh phí bỏ ra để thuê dịch vụ tư vấn thiết kế, đăng ký nhãn hiệu bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với chi phí mà doanh nghiệp tự bỏ ra để làm xét về mặt tài chính, thời gian, công sức, cơ hội kinh doanh, v.v… đó là chưa kể đến chi phí thuê luật sư trong trường hợp tranh chấp có thể phát sinh về sau.
Vì vậy nếu làm tốt khâu thiết kế và tra cứu bước đầu, nhất là khi được sự tư vấn hỗ trợ từ những tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, sẽ giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong bước đầu xây dựng thương hiệu của mình.
Tham khảo: Lợi ích và ý nghĩa khi đăng ký nhãn hiệu
Để quý khách hàng có đầy đủ thông tin về đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Havip (HAVIP-IP)
Văn phòng giao dịch: Phòng 2002 tòa nhà Licogi 13 Tower, số 164 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: (024) 35525 035 / (024) 35525 036
Số hotline: 0912.418.948
Email: info@havip.com.vn
Website: https://havip.com.vn
Công ty TNHH Sở hữu Trí tuệ Havip được thành lập ngày 27/7/2005 và đã được ghi nhận là Tổ chức Đại diện Sở hữu Trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đại diện quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và đại diện quyền đối với giống cây trồng tại Cục trồng trọt Việt Nam.