Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là một trong những tài liệu chính và quan trọng nhất khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Trong bài viết này, HAVIP phân tích và hướng dẫn cụ thể về cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.
1. Điều kiện viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
a) Tên kiểu dáng công nghiệp: là tên của chính sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện bằng các từ ngữ thông dụng, không mang tính chất quảng cáo, không chứa ký hiệu, chú thích, chỉ dẫn thương mại;
b) Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp:
Là lĩnh vực sử dụng cụ thể của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, trong đó nêu rõ mục đích sử dụng của sản phẩm đó;
c) Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất:
Nêu rõ kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất với kiểu dáng công nghiệp của cùng loại sản phẩm nêu trong đơn, đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên), trong đó phải chỉ ra nguồn thông tin bộc lộ công khai kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất đó;
d) Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ:
Liệt kê lần lượt các ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh (ba chiều), hình chiếu, mặt cắt… của kiểu dáng công nghiệp, phù hợp với số thứ tự được ghi của ảnh chụp, bản vẽ;
e) Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các quy định sau đây:
(i) Bộc lộ hoàn toàn bản chất của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, trong đó phải nêu đầy đủ các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp, đồng thời phải chỉ ra các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất phù hợp với các đặc điểm tạo dáng được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ;
(ii) Các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ phải được trình bày lần lượt theo thứ tự: các đặc điểm hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc (nếu có);
(iii) Đối với sản phẩm có các trạng thái sử dụng khác nhau (ví dụ: sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được…), phải mô tả kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau;
(iv) Nếu kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phải chỉ rõ các đặc điểm khác biệt của những phương án còn lại so với phương án cơ bản (phương án đầu tiên nêu trong đơn);
(v) Nếu kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phải mô tả kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó.
f) Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (hoặc “yêu cầu bảo hộ”):
Phải liệt kê đầy đủ các đặc điểm tạo dáng cần và đủ để xác định bản chất kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ và phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện trên ảnh chụp, bản vẽ nêu trong đơn, bao gồm các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
Tham khảo: Đặc điểm kiểu dáng công nghiệp
2. Hướng dẫn viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là kiểu dáng của bao gói đựng gạo. Kiểu dáng bao gồm nhiều đặc điểm mới, được thiết kế như sau:
BẢN MÔ TẢ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
1. Tên sản phẩm mang KDCN: Bao gói
2. Phân loại quốc tế KDCN: 09-05
3. Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang KDCN: Đựng gạo
4. Kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết: Không có
5. Liệt kê ảnh chụp/bản vẽ KDCN:
Ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp:
H.1: Ảnh chụp tổng thể kiểu dáng công nghiệp
H.2: Ảnh chụp triển khai kiểu dáng công nghiệp
6. Mô tả kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) yêu cầu bảo hộ là bao gói đựng gạo như ảnh đính kèm (H.1; H.2).
Nhìn tổng thể, kiểu dáng công nghiệp là bao gói đựng gạo có dạng hình chữ nhật với màu nền chủ đạo là màu đỏ kết hợp với những hình ảnh, hoa văn và các chi tiết trang trí tạo nên sự độc đáo và khác biệt của Kiểu dáng công nghiệp. Các đặc điểm tạo dáng mới của kiểu dáng được thể hiện ở cách bố trí hài hoà các hình ảnh, hoa văn, hoạ tiết trang trí, hình vẽ, màu sắc của KDCN như mô tả dưới đây:
Kiểu dáng công nghiệp bao gói đựng gạo có dạng hình chữ nhật và được thể hiện ở mặt trước, mặt sau, hai mặt bên của kiểu dáng như được mô tả dưới đây.
Mặt trước:
Mặt trước KDCN được chia làm 3 phần từ trên xuống, trong đó phần trên và phần dưới chiếm diện tích nhỏ hơn phần giữa. Phần trên có hình chữ nhật bo tròn 2 cạnh trái và phải, ở giữa có dòng chữ tiếng Thái “ข้าวหอมมะลิคัดพิเศษ” dịch sang tiếng Việt là “Gạo hoa nhài được lựa chọn đặc biệt”. Bên dưới có 3 chữ “A” được viết in hoa, màu trắng, trên nền màu đỏ. Phần giữa là hình chữ nhật có 2 cạnh trên và dưới được vẽ lượn sóng có viền màu trắng; bên trong hình chữ nhật là hình ảnh đền chùa ở Thái Lan, bên trên có chữ tiếng Thái “รับประกันคุณภาพ” dịch sang tiếng Việt là “Đảm bảo chất lượng” màu xanh dương, viền trắng, bên cạnh là chiếc huy hiệu có màu đỏ, ở giữa huy hiệu có vòng tròn màu trắng và số 1. Tiếp đến ở hai cạnh trái và phải có 2 con chim bồ câu màu trắng, bên dưới cùng là hình ảnh phơi thóc và bao gạo, bên cạnh bao gạo có chữ tiếng Thái “ตรานกคู่” dịch sang tiếng Việt là “Thương hiệu đôi chim” có màu xanh dương, viền trắng. Phần bên dưới có hình chữ nhật bo tròn 2 cạnh trái và phải, ở dưới có dòng chữ tiếng Thái “24/1 ถนนประคองพันธ์อ. เมืองจ. มุกดาหาร 49000 โทร. + 66 918653868, + 66 815448502 แฟ็กซ์. 042-614258” dịch sang tiếng Việt là “24/1 Đường Prakhonphan, A.A. Mueang, tỉnh Mukdahan 49000 Điện thoại + 66 918653868, + 66 815448502 Fax. 042-614258” có màu đỏ trên nền màu trắng. Bên dưới hình chữ nhật có chữ tiếng Thái “น้ำหนักสุทธิ 10 ก. ก.”, “ราคา” và “บาท” dịch sang tiếng Việt lần lượt là “Trọng lượng tịnh 10 kg”, “Giá” và “Bath” (Bath là đơn vị tiền tệ chính thức của Thái Lan) có màu trắng, dưới cùng là một đường kẻ màu trắng trên nền màu đỏ.
Mặt sau:
Mặt sau của KDCN có hình dạng, kích thước và các chi tiết căn bản tương tự với mặt trước của KDCN. Điểm khác là ở chỗ phần bên dưới có chữ tiếng Thái “วิธีหุงข้าวตรานตคู่” dịch sang tiếng Việt “Cách nấu cơm chim đôi” có màu trắng. Tiếp đến, bên dưới là hình chữ nhật chia làm 4 ô và thể hiện các hình vẽ hướng dẫn cách nấu cơm chim đôi” có màu trắng. Bên dưới hình chữ nhật có chữ tiếng Thái “น้ำหนักสุทธิ 10 ก. ก.”, “ราคา” và “บาท” dịch sang tiếng Việt lần lượt là “Trọng lượng tịnh 10 kg”, “Giá” và “Bath” (Bath là đơn vị tiền tệ chính thức của Thái Lan) có màu trắng và có một đường kẻ màu trắng. Dưới cùng có chữ “AN”, “hình chữ nhật” và chữ số “211258” có màu trắng trên nền màu đỏ.
Mặt bên phải:
Mặt bên phải của KDCN có dạng hình chữ nhật, ở giữ là hình chữ nhật màu đỏ được bo tròn các cạnh và góc, ở giữa có dòng chữ tiếng Thái “ข้าวหอมมะลิคัดพิเศษ” dịch sang tiếng Việt là “Gạo hoa nhài được lựa chọn đặc biệt” có màu trắng trên nền màu đỏ. Bên trái và bên phải có 2 còn chim bồ câu màu trắng, bên dưới 2 còn chim bồ câu có chữ tiếng Thái “ตรานกคู่” dịch sang tiếng Việt là “Thương hiệu đôi chim” có màu đỏ trên nền màu trắng.
Mặt bên trái:
Mặt bên trái của KDCN tương tự với mặt bên phải của KDCN.
7. Yêu cầu bảo hộ:
Người nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ các đặc điểm, đường nét, hình khối, chi tiết, cách bố trí như đã mô tả ở Mục 6 nêu trên.
Tham khảo: Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Link bài viết: https://havip.com.vn/huong-dan-viet-ban-mo-ta-kieu-dang-cong-nghiep/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/