Các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn một số ít người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây tổng hợp các trường hợp không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành.
1. Loại hợp đồng nào không phải đóng BHXH 2020
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:
– Người lao động không thuộc các đối tượng dưới đây:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
+ Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Chi tiết tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
– Người lao động đang trong thời gian thử việc theo Điều 26 Bộ luật Lao động 10/2012/QH13.
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cả người sử dụng lao động và người lao động. Trong những trường hợp không phải đóng, người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo chế độ phúc lợi xã hội cho bản thân.
Tham khảo: Mua bảo hiểm y tế tự nguyện 2020 ở đâu?
2. Hợp đồng 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?
Lao động có hợp đồng từ 1-3 tháng phải đóng BHXH từ 1/1/2020 hay không và nếu có thì phải đóng những bảo hiểm nào? HAVIP LAW xin chia sẻ giải đáp tới các bạn qua bài viết dưới đây.
Căn cứ theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 thì quy định về Đối tượng tham gia các bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp như sau:
– Về Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội:
Theo điều 4, mục 1:
“1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);”
– Về Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp
Tại điều 13, mục 3 và điều 17 mục 4 => Không có nói đến đối tượng tham gia là Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Tham khảo: Rút tiền bảo hiểm xã hội được bao nhiêu?
– Về Đối tượng tham gia Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp:
Tại điều 21, mục 5 :
“1.2. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018). Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình; “
Căn cứ theo Thông báo số 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về đối tượng tham gia, tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp:
“Từ ngày 01/01/2018 ngoài các đối tượng theo quy định tại điều 2 Luật BHXH 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN; không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN.”
Vậy:
– Trước ngày 01/01/2018, Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng không phải đóng 1 khoản bảo hiểm bắt buộc nào.
– Từ ngày 01/01/2018, Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ phải đóng BHXH, BHTNLĐ-BNN và không phải đóng BHYT, BHTN.
3. Thời gian thử việc có đóng bảo hiểm không?
Đây là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định từ năm 2018, hợp đồng lao động từ 01 tháng cũng thuộc diện được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Điều 26 Bộ luật Lao động 2014 quy định về thử việc như sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc”.
Thời hạn hợp đồng thử việc không quá 60 ngày. Khi thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải hợp ký hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy, hợp đồng thử việc chưa phải là hợp đồng lao động. Trong khi đó, theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là những người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.
Hơn nữa, theo quy định của Điều 26 Bộ luật Lao động 2014, nội dung của hợp đồng thử việc chỉ bao gồm các nội dung như: Công việc; Địa điểm làm việc; Mức lương; Thời giờ làm việc; Thời giờ nghỉ ngơi… và không có nội dung về BHXH như trong hợp đồng lao động.
Tóm lại, trường hợp người lao động và sử dụng lao động ký hợp đồng thử việc riêng biệt, thì thời gian thử việc không được tính tham gia BHXH.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH trước đây có một trường hợp đặc biệt mà người sử dụng lao động và người lao động vẫn có thể phải đóng BHXH cho thời gian thử việc.
Cụ thể, đó là trường hợp người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
Khi đó, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động
Link bài viết: https://havip.com.vn/loai-hop-dong-nao-khong-phai-dong-bhxh-2020
Link trang chủ: https://havip.com.vn/