Mức lương đóng Bảo hiểm Xã hội năm 2020. Quy định đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 2020, Kinh phí công đoàn (KPCĐ) theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam. HAVIP LAW gửi đến quý khách hàng thông tin về mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người lao động.
1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN 2020 bắt buộc
– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động (Không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng).
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Từ ngày 1/1/2018 trở đi: Những Người làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng phải tham gia.
– (Theo điều 4, điều 13, điều 17, điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH) Người lao động đồng thời có từ 02 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:
- Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên.
- Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
Lưu ý:
– (Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN; không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BTHN.
– Theo Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của BHXH Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018) Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
2. Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2020
a. Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu 2020
– Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 (Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ) cụ thể như sau:
Mức lương tối thiểu vùng 2020 | Vùng |
4.420.000 đồng/tháng | vùng I |
3.920.000 đồng/tháng | vùng II |
3.430.000 đồng/tháng | vùng III |
3.070.000 đồng/tháng | vùng IV |
b. Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội tối đa
– Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng đóng BHTN mức tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. (Mức lương tối thiểu vùng được xác định như trên phần 1 nhé)
Mức lương cơ sở cụ thể như sau:
- Từ ngày 1/5/2016: Mức lương cơ sở là: 1.210.000 đ/tháng.
- Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở là: 1.300.000 đ/tháng.
- Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở là: 1.390.000 đ/tháng.
- Từ ngày 1/7/2019: Mức lương cơ sở là: 1.490.000 đ/tháng.
- Từ ngày 1/7/2020: Mức lương cơ sở là: 1.600.000 đ/tháng.
Link bài viết: https://havip.com.vn/muc-luong-dong-bao-hiem-xa-hoi-nam-2020
Link trang chủ: https://havip.com.vn/