Viên chức là những người đang công tác, làm việc trong các tổ chức công lập, và làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, trong đó bao gồm cả các giáo viên, các nhân viên làm việc là các trường học, cơ sở giáo dục trên cả nước. Các viên chức là việc trong cơ quan nhà nước mỗi một ngành nghề đều có một mã ngạch viên chức, mã ngạch này là mã để các viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dụng có thể phân biệt, và nhận biết mình đang ở ngạch nào và từ đó tính các chế độ lương thưởng, mức lương hàng tháng và mức lương đóng bảo hiểm xã hội của mình. Vậy cụ thể mã ngạch của các viên chức công tác trong ngành giáo dục và mã ngạch giáo viên được quy định như thế nào? HAVIP LAW xin gửi đến bạn bài viết “Mã ngạch công chức viên chức mới nhất 2020” dưới đây:
1. Quy định mã ngạch công chức viên chức trong năm 2020
Thứ nhất, mã ngạch viên chức là giáo viên mầm non giảng dạy tại trường mầm non công lập:
Giáo viên mầm non công tác trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như là ở các nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập… Mã ngạch chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập cụ thể như sau:
+ Giáo viên mầm non hạng II: Mã ngạch: V.07.02.04
+ Giáo viên mầm non hạng III: Mã ngạch: V.07.02.05
+ Giáo viên mầm non hạng IV: Mã ngạch: V.07.02.06
Thứ hai, mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường tiểu học công lập:
Giáo viên là viên chức công tác tại các trường tiểu học công lập có mã ngạch được quy định trong Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cụ thể như sau:
+ Giáo viên tiểu học hạng II – Mã ngạch: V.07.03.07
+ Giáo viên tiểu học hạng III – Mã ngạch: V.07.03.08
+ Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã ngạch: V.07.03.09
Thứ ba, mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường trung học cơ sở công lập:
Giáo viên là viên chức công tác tại các trường trung học cơ sở công lập có mã ngạch được quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cụ thể như sau:
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã ngạch: V.07.04.10
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã ngạch: V.07.04.11
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã ngạch: V.07.04.12
Thứ tư, mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường trung học phổ thông công lập:
Giáo viên là viên chức công tác tại các trường trung học phổ thông công lập có mã ngạch được quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, cụ thể như sau:
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã ngạch: V.07.05.13
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã ngạch: V.07.05.14
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã ngạch: V.07.05.15
Thứ năm, mã ngạch viên chức là giảng viên giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập:
Mã ngạch của các viên chức làm công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
+ Giảng viên cao cấp (hạng I): Mã ngạch: V.07.01.01
+ Giảng viên chính (hạng II): Mã ngạch: V.07.01.02
+ Giảng viên (hạng III): Mã ngạch: V.07.01.03
Thứ sáu: về mã ngạch viên chức là giáo viên các trường dự bị đại học công lập:
Mã ngạch của các giáo viên công tác trong các trường dự bị đại học được quy định cụ thể như sau:
+ Giáo viên dự bị đại học hạng I: Mã ngạch: V.07.07.17
+ Giáo viên dự bị đại học hạng II: Mã ngạch: V.07.07.18
+ Giáo viên dự bị đại học hạng III: Mã ngạch: V.07.07.19
Thứ bảy, về mã ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp công lập:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể là các trường cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề công lập trên phạm vi nhà nước. Mã ngạch các viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cụ thể như sau:
– Mã ngạch viên chức là giảng viên giáo dục nghề nghiệp:
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) – Mã ngạch: V.09.02.01
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) – Mã ngạch: V.09.02.02
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) – Mã ngạch: V.09.02.03
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) – Mã ngạch: V.09.02.04
– Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp:
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I – Mã ngạch: V.09.02.05
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II – Mã ngạch: V.09.02.06
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp mảng lý thuyết hạng III – Mã ngạch: V.09.02.07
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp mảng thực hành hạng III – Mã ngạch: V.09.02.08
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV – Mã ngạch: V.09.02.09
Về các ngạch viên chức công tác trong ngành giáo dục:
Hiện nay, ngạch của viên chức công tác trong ngành giáo dục được được chia thành 05 ngạch, bao gồm
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính:
– Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:
– Ngạch nhân viên:
Ví dụ 1:
Đối với viên chức làm công tác giảng viên đại học: Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đại học công lập trên cả nước được chia thành 03 ngạch: Ngạch chuyên viên cấp tương ứng với Giảng viên cao cấp; Ngạch chuyên viên chính tương đương với viên chức là Giảng viên chính; Ngạch chuyên viên tương đương với viên chức là Giảng viên.
Để lên ngạch viên chức cần phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của mỗi ngạch và có thể lên ngạch bằng hình thức thi lên ngạch. Ngoài các tiêu chuẩn chung như là giáo viên, giảng viên phải nắm vững các đường lối của nhà nước về công tác giáo dục, thực hiện đúng chương trình giảng dạy, luôn phải có ý thức trau dồi đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất nhà giáo, đối với học sinh phải hành xử gương mẫu, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đối với đồng nghiệp phải đoàn kết, giúp đỡ, có kỹ năng cùng nhau phối hợp khi được giao nhiệm vụ… thì còn có những yêu cầu riêng đối với từng ngạch. Yêu cầu này có thể là về bằng cấp, kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, và được quy định cụ thể cho từng ngạch chức danh giáo viên.
Ngạch này quyết định trực tiếp đến mức lương nhận hàng tháng của giáo viên là viên chức. Mức lương theo ngạch bậc của giáo viên và viên chức công tác trong ngành giáo dục là mức lương để tính bảo hiểm xã hội của họ. Người lao động có thể tính các chế độ bảo hiểm được hưởng dựa trên mức lương này.
Trong trường hợp, viên chức được bổ nhiệm chuyển vào công tác trong ngành giáo dục có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Ví dụ 2:
Chị Trần Thị H, là giáo viên mầm non đã xếp ngạch Giáo viên mầm non cao cấp (mã ngạch 15a.205), bậc 4, hệ số lương 3,33 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Giáo viên mầm non hạng II (mã ngạch V.07.02.04) thì xếp bậc 4, hệ số lương 3,33 của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II kể từ ngày quyết định có hiệu lực; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Danh mục mã ngạch lương công chức viên chức mới nhất 2020
Dưới đây là tập hợp các bảng thống kê danh mục các ngạch công chức, viên chức nhà nước mới nhất để giúp tra cứu xác định ngạch, mã số công việc đang làm của công chức, viên chức; làm căn cứ để xây dựng, quản lý đội ngũ công chức, viên chức và tính lương đối với các đối tượng này.
a. Đối với công chức có những mục nào?
Đối với công chức có 5 bảng gồm:
- Ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch công chức chuyên ngành tương đương
- Ngạch chuyên viên chính và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương
- Ngạch chuyên viên, ngạch công chức chuyên ngành tương đương
- Ngạch cán sự, ngạch công chức chuyên ngành tương đương
- Ngạch nhân viên
Lưu ý: Từ ngày 01/7/2020, Công chức sẽ có thêm ngạch mới là: “Ngạch khác theo quy định của Chính phủ” (căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019)
b. Đối với viên chức có những mục nào?
Đối với viên chức có 5 bảng gồm:
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính
- Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự
- Ngạch nhân viên
Bạn có thể tải toàn bộ danh mục mã ngạch lương công chức viên chức tại đây:
3. Quy định mới về nâng ngạch công chức từ 01/7/2020
Bên cạnh những quy định mới về tuyển dụng công chức, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi số 52/2019/QH14 cũng có nhiều quy định mới về nâng ngạch với đối tượng này.
a. Chỉ được nâng ngạch công chức thông qua thi tuyển?
Theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức hiện nay, ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Cũng theo Luật này, công chức có thể được nâng lên ngạch cao hơn trong quá trình làm việc.
Lúc này, việc nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển. Và chỉ những công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn mới được đăng ký dự thi nâng ngạch.
Cụ thể, khoản 14 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, công chức phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới được đăng ký dự thi nâng ngạch:
- Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc không trong thời gian đang xem xét xử lý kỷ luật;
- Có ít nhất 01 năm giữ ngạch dưới liền kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký.
Đồng thời, để được thành công nâng ngạch, công chức phải trải qua 02 vòng là thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy và thi chuyên môn, nghiệp vụ.
Như vậy, theo quy định hiện hành, ngoài hình thức thi tuyển để nâng ngạch với người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì không còn hình thức nào khác.
b. Nâng ngạch công chức từ 01/7/2020 có gì mới?
Với việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, cơ hội nâng ngạch của công chức được “mở” hơn rất nhiều.
Không giống hiện nay chỉ có 01 hình thức nâng ngạch duy nhất là thi tuyển thì từ 01/7/2020, công chức còn có thể được nâng ngạch thông qua xét tuyển.
Theo đó, vẫn căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức như quy định trước đây, nhưng khi trúng tuyển kỳ thi hoặc xét nâng ngạch, công chức sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét, bố trí vào vị trí việc làm tương ứng,
Như vậy, khi đã nâng lên ngạch cao hơn, công chức sẽ được xem xét bố trí vào vị trí việc làm khác, tương ứng với ngạch mới của mình. Qua đó, công chức sẽ phát huy được đầy đủ năng lực, khả năng của bản thân.
Luật sửa đổi, bổ sung thêm 01 hình thức nâng ngạch đồng nghĩa sẽ kéo theo tiêu chuẩn, điều kiện của hình thức đó. Theo đó, khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi quy định 03 điều kiện công chức sẽ được xét nâng ngạch:
- Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được thi nâng ngạch;
- Được cấp có thẩm quyền công nhận về việc có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ;
- Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, bắt đầu từ 01/7/2020, công chức sẽ được nâng ngạch theo 02 cách là thi tuyển và xét tuyển. Kéo theo đó, cơ hội được nâng ngạch cũng như hưởng mức lương cao hơn của ngạch tương ứng sau khi nâng cũng nhiều hơn.
Link bài viết: https://havip.com.vn/quy-dinh-ma-ngach-cong-chuc-vien-chuc-moi-nhat-2020
Link trang chủ: https://havip.com.vn/