Công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh đều có những điểm tương đối giống nhau về cách thức thành lập và điều hành công ty. Tuy nhiên đều có những sự biệt lập hoàn toàn khác nhau của từng loại công ty trong công việc.
Để tìm hiểu về 2 loại hình công ty này hãy cùng đưa ra những so sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh với nhau. Để có những nhận định chính xác nhất về mỗi loại hình doanh nghiệp này.
1. Điểm giống nhau giữa công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh
Những điểm giống nhau:
- Đều do các tổ chức, cá nhân cùng nhau đóng góp thành lập;
- Đều có tư cách pháp nhân;
- Được quản lý bởi những người góp vốn vào công ty;
- Lợi ích được hưởng từ lợi nhuận công ty tỷ lệ thuận với số tiền đóng góp vào công ty;
- Dễ dàng trong khâu quản lý và điều hành công ty;
- Các thành viên góp vốn của công ty đều chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản liên quan trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thì phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản này.
Sự lựa chọn mô hình kinh doanh luôn là yếu tố then chốt trong việc xây dựng và phát triển một công ty mới. Nhất là trong những lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Việc so sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh có thể giúp bạn và đối tác làm ăn cân đối được mô hình doanh nghiệp của mình.
2. Sự khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty TNHH 2 thành viên
Sự khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty tnhh 2 thành viên trở lên được thể hiện trong bảng sau:
Tiêu chí | Công ty hợp danh | Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên |
Định nghĩa | Công ty hợp danh là pháp nhân trong đó :– Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn.– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nhiệm vụ của công ti.– Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn của mình. | Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: – Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; – Số lượng thành viên không vượt quá 50;– Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. |
Thành viên | 1.Số lượngThành viên hợp danh: tối thiểu là 2 thành viên, không giới hạn số thành viên tối đa. Thành viên góp vốn: có hoặc không và không giới hạn.2.Loại thành viênGồm 2 loại thành viên là hợp danh và góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. 3.Hạn chế quyền góp vốn của thành viên hoặc là thành viên của DN, tổ chức khác Thành viên hợp danh không được + Làm chủ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. + Chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. 4.Quyền nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của thành viên Thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty; Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty. |
1.Số lượng:Tối thiểu là 2 thành viên, tối đa là 50 thành viên.2.Loại thành viênKhông phân biệt thành các loại thành viên khác nhau.
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. 3.Hạn chế quyền góp vốn của thành viên hoặc là thành viên của DN, tổ chức khác Không hạn chế quyền góp vốn hoặc quyền là thành viên của doanh nghiệp khác.
4.Quyền nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của thành viên Thành viên công ty không đương nhiên có quyền nhân danh công ty để tiến hành các hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước….. như thành viên Hợp danh. Thành viên công ty chỉ có quyền khi giữ các chức vụ nhất định và được Điều lệ quy định có một hoặc một số thẩm quyền nêu trên hoặc được cơ quan/người có thẩm quyền của công ty ủy quyền/phân công thực hiện. |
Chế độ trách nhiệm tài sản | – Công ty: trong phạm vi tài sản. Trách nhiệm tài sản của thành viên đặt ra khi tài sản của công ty không đủ thanh toán.– Thành viên hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty.– Thành viên góp vốn: chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty. | Công ti: chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của công ty.Thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp. |
Quyền phát hành chứng khoán của doanh nghiệp | Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để công khai huy động vốn trong công chúng. | Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên công ti được phép phát hành trái phiếu |
Cơ cấu tổ chức quản lý | Không có Ban kiểm soát | Công ty có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty |
Trên đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa 2 mô hình doanh nghiệp công ty hợp danh và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Công ty hợp danh là điển hình của mô hình doanh nghiệp có tính chất đối nhân – tức đề cao tính nhân thân giữa các thành viên. Vì vậy sự liên kết giữa các thành viên hợp danh là vô cùng chặt chẽ, các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có quyền đối với các hoạt động kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên lại là sự kết hợp giữa hai mô hình doanh nghiệp mang tính đối nhân và đối vốn, có thể kiểm soát được số lượng thành viên trong doanh nghiệp. Vì vậy nếu anh muốn thành lập một doanh nghiệp mà thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ, khoản nợ của doanh nghiệp, và có thể kiểm soát được số lượng thành viên thì mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở là sự lựa chọn tốt nhất.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chuyên gia về câu hỏi ” Sự khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty TNHH 2 thành viên trở lên “. Nội dung tư vấn có giá trị tham khảo đối với mọi các cá nhân, tổ chức.
Link bài viết: https://havip.com.vn/so-sanh-cong-ty-hop-danh-va-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien
Link trang chủ: https://havip.com.vn/