Bạn muốn thành lập công ty nước uống đóng chai nhưng lại không biết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ra sao? Điều kiện cần đáp ứng là gì? Cần chuẩn bị những gì khi mở một doanh nghiệp mới? Sau khi mở công ty cần hoàn thành thủ tục như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên một cách chi tiết.
1. Điều kiện cần đáp ứng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì để được sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai thì cơ sở cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Khu vực chiết rót sản phẩm phải kín, tách biệt với các khu vực khác và được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí.
– Tuân thủ các điều kiện về thiết bị dụng cụ, địa điểm, môi trường, thiết kế xây dựng nhà xưởng, kết cấu nhà xưởng, hệ thống thông gió, chiếu sáng, cung cấp nước, xử lý chất thải, hơi nước và khí nén, nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động, nguyên liệu và bao bì thực phẩm. Có hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín.
– Bao bì chứa đựng nước uống đóng chai phải bảo đảm: các loại nắp chai và chai nhựa chứa đựng nước khoáng thiên nhiên có dung tích dưới 10 lít không được sử dụng lại; bình nhựa có dung tích từ 10 lít trở lên và chai thủy tinh có thể được sử dụng lại; Chai, bình sử dụng lần đầu hay sử dụng lại đều phải được làm sạch, diệt khuẩn, xúc rửa kỹ trước công đoạn rót chai, trừ trường hợp chai, bình sử dụng lần đầu được sản xuất theo công nghệ khép kín có diệt khuẩn.
– Bố trí khu vực rửa và tiệt trùng chai, bình đựng sản phẩm.
– Nguồn nước sử dụng trong sản xuất nước uống đóng chai phải bảo đảm phòng tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng nước và phù hợp với quy định về chất lượng nước ăn uống; các nguồn nước do cơ sở khai thác phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng ít nhất 12 tháng/lần.
– Có bộ phận kiểm soát vệ sinh chai bình, chất lượng nước; có đủ hồ sơ lưu trữ kết quả xét nghiệm từ khai thác nước nguồn cho đến thành phẩm theo quy định với từng lô sản phẩm.
– Việc tiệt trùng, khử trùng sản phẩm, khử trùng bao bì bằng thiết bị chuyên dụng sử dụng công nghệ tạo tia cực tím, công nghệ khí ozone và hoặc các công nghệ khác nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sản phẩm.
Tham khảo: Đăng ký lưu hành thực phẩm
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh
Để thành lập thì bạn làm theo các bước như sau:
Bước 1: Đăng kí thành lập doanh nghiệp, công ty. Có thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH…
Bước 2: Sau khi thành lập doanh nghiệp, phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm. Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp nhận nhận hồ sơ và thẩm định, sau đó tiến hành cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trong đó thành phần hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Đặc biệt là Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm: Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh; Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
+ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Trường hợp cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
- Trường hợp cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
- Trường hợp đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
- Trường hợp đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Tham khảo: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
3. Về cơ quan và thời gian giải quyết
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đăng kí sản xuất kinh doanh. Thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
4. Cơ sở pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vưc quản lý chuyên ngành Bộ Y tế
– Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Link bài viết: https://havip.com.vn/thanh-lap-co-so-san-xuat-nuoc-dong-chai-nam-2019/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/