Quyền tác giả là quyền gắn liền với bản thân tác giả kể từ khi tác phẩm được sinh ra, nhưng tác giả, chủ sở hữu và những chủ thể liên quan đến quyền tác giả nên biết thời hạn bảo hộ quyền tác giả để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các hoạt động xoay quanh tác phẩm.
Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, bao gồm các quyền:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Bản vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắn xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và Quyền tài sản có thời gian bảo hộ như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
- Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dung chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
- Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;
- Trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Thời hạn bảo hộ nêu trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tài sản của tác phẩm bao gồm các quyền sau:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh chương trình máy tính.