Đăng ký nhãn hiệu là gì? Vì sao nên đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu? Để đăng ký logo, thương hiệu riêng phải chuẩn bị giấy tờ và thủ tục gì? Có thể nói đây là những chủ đề được đông đảo mọi người đặc biệt quan tâm. Nhất là đối với các doanh nghiệp, công ty,…đang có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Vậy nếu bạn cũng đang tìm hiểu về chủ đề đăng ký nhãn hiệu thì hãy cùng giải mã ngay bây giờ.
1. Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu được nhìn thấy dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó gồm có dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hay kể cả khối hình 3 chiều,…Nhãn hiệu thể hiện thông qua một hoặc nhiều màu sắc khác nhau với sự nổi bật riêng biệt. Vậy đăng ký nhãn hiệu là gì?
a. Khái niệm đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu và logo là gì? Trên thực tế vấn đề này không quá khó khi giải đáp. Đăng ký nhãn hiệu chính là ghi nhận nhãn hiệu của riêng một chủ sở hữu nào đó. Khi đăng ký xác nhận xong nhãn hiệu sẽ tiến hành ghi vào sổ quốc gia. Sau đó sẽ được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu. Trong đó mọi thủ tục đăng ký đều được do chính cơ quan nhà nước có chức tránh ghi nhận.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn đăng ký nhãn hiệu chính là đăng ký bản quyền sở hữu. Các tổ chức, doanh nghiệp,…cần sự chứng nhận của cơ quan nhà nước về nhãn hiệu thiết kế. Từ đó các tổ chức, doanh nghiệp khác không thể giả mạo hoặc trộm cắp nhãn hiệu. trademark
Đặc biệt một khi đã nhận được giấy tờ xác nhận đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền nghĩa là doanh nghiệp có quyền sở hữu chúng. Tên nhãn hiệu, logo sẽ được xác định trên cơ sở hợp pháp thương mại. Tuy nhiên để làm được điều này các công ty, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu, logo. Đồng thời phải đảm bảo các thủ tục đăng ký đầy đủ.
b. Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không?
Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không? Dựa theo Điều 87 luật SHTT thì những chủ thể được đăng ký gồm tổ chức, tập thể, cá nhân,…Vì thế có thể khẳng định rằng các cá nhân đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn được. Pháp luật cho phép các cá nhân có thể sở hữu nhãn hiệu riêng, độc quyền cho mình.
2. Điều kiện cần và đủ khi đăng ký nhãn hiệu
Như cũng đã nói trên khi đăng ký bản quyền nhãn hiệu thì các doanh nghiệp, công ty cần đáp ứng các điều kiện đề ra. Điều này cũng tương tự khi bạn đăng ký nhãn hiệu cá nhân. Trong đó dù là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế hay trong nước thì các điều kiện cần và đủ bạn phải đáp ứng là:
- Nhãn hiệu, logo đăng ký nhìn thấy được dưới nhiều hình thức. Ví dụ như từ ngữ, chữ cái, hình ảnh, khối 3 chiều,…với nhiều màu sắc.
- Nhãn hiệu tuyệt đối không được trùng lặp với bất kỳ nhãn hiệu của các doanh nghiệp, công ty,..khác.
- Không được chứa những dấu hiệu không được bảo hộ được quy định.
Có thể nói một khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì các tổ chức cá nhân sẽ được xác nhận. Tuy nhiên nếu gặp phải những trường hợp sau thì nhãn hiệu rất dễ bị từ đăng ký nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu, logo không có chức năng phân biệt
- Trùng hoặc tương đồng tới mức gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác.
- Trùng tên riêng, hình ảnh, biểu tượng của một quốc gia, địa phương,…trong và ngoài nước.
Ngoài ra một lưu ý nho nhỏ để tránh vô ích trước khi đăng ký các doanh nghiệp nên tra cứu chủ quyền đăng ký. Cách tra cứu đăng ký nhãn hiệu rất đơn giản bạn chỉ cần truy cập vào website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php hoặc tại bài viết: https://havip.com.vn/tra-cuu-nhan-hieu-dung-iplib/ là được.
3. Vì sao nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Có thể khẳng định rằng đăng ký nhãn hiệu độc quyền là một trong những điều vô cùng quan trọng. Đây giống như là một “tấm vé thông hành” giúp doanh nghiệp, công ty vụt sáng giữa thị trường. Trong đó để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn dưới đây là một số vai trò thiết yếu khi đăng ký nhãn hiệu kinh doanh.
a. Đăng ký nhãn hiệu giúp công ty, doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ chặt chẽ
Đăng ký nhãn hiệu để làm gì? Việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ tất cả mọi yếu tố liên quan. Do đó ngay khi cá nhân, tổ chức nào có tính sao chép, đạo nhái sẽ được pháp luật xử lý. Pháp luật sẽ có những mức phạt về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức.
Từ đó các doanh nghiệp có thể bảo vệ được nhãn hiệu của mình. Hạn chế tối đa những tranh chấp đáng tiếc xảy ra. Đồng thời có thể nhận được tiền bồi thường thiệt hại nếu các đơn vị khác “ăn cắp” nhãn hiệu.
b. Giúp phân biệt thương hiệu giữa các doanh nghiệp, công ty
Một lý do quan trọng khi đăng ký nhãn hiệu chính là khả năng phân biệt giữa các doanh nghiệp, tổ chức. Bởi lẽ một khi mỗi doanh nghiệp, công ty sở hữu một nhãn hiệu riêng sẽ giúp người dùng phân biệt rõ ràng. Nhất là khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ được lưu thông trên thị trường. Chỉ cần dựa vào nhãn hiệu của từng đơn vị người dùng sẽ dễ dàng nhận diện thương hiệu. trademark registration
Một khi người dùng nhận biết thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình. Nhất là trong mắt đối tác cũng như đông đảo người tiêu dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp, công ty tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường đầy cạnh tranh.
c. Tạo động lực để công ty, doanh nghiệp phát triển
Ngoài ra một vai trò nữa khi đăng ký nhãn hiệu chính là tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Bởi lẽ một khi doanh nghiệp đã có chỗ trứng trên thị trường thì doanh nghiệp cần đầu tư hơn. Mọi hoạt động kinh doanh đều phải đảm bảo yêu cầu mà người dùng để ra. Từ dịch vụ hỗ trợ, chất lượng hàng hóa hay bất kỳ điều gì. Nhờ vậy mà giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, công ty sẽ cao hơn rất nhiều lần.
4. Giấy tờ và thủ tục đăng ký nhãn hiệu chính xác nhất hiện nay
Vậy đăng ký nhãn hiệu cần giấy tờ gì? Nhìn chung các thủ tục giấy tờ kèm theo không quá phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên nếu thiếu bất kỳ giấy tờ nào thì nhãn hiệu quả bạn sẽ không được xác nhận. Vì thế tốt nhất bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ càng về các loại giấy tờ cần và đủ khi đăng ký nhãn hiệu. Trong đó thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận chủ yếu xoay quanh 4 đến 5 loại giấy tờ chính như:
- 2 Bản tờ khai đăng ký: Tờ khai được làm theo mẫu 04 – NH. Bạn chỉ cần rà soát Phụ lục A TT 1/2007/TT – BKCN là có thể biết rõ tờ khai.
- 05 Mẫu nhãn hiệu giống nhau: Nhãn hiệu phải được trình bày thật rõ ràng, không nhòe màu. Kích thước mỗi thành phần bên trong không lớn hơn 8cm và nhỏ hơn 8cm. Tổng thể nhãn hiệu phải đúng chuẩn trình bày như khuôn mẫu.
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh: Đây là căn cứ để Cục sở hữu trí tuệ xác định tính chứng thực của doanh nghiệp, công ty.
- Chứng từ nộp lệ phí
Ngoài ra hiện nay Cục sở hữu trí tuệ còn cho phép các cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu online. Hình thức này vô cùng tiết kiệm thời gian nên bạn có thể áp dụng. Chỉ cần bạn chỉ cần truy cập vào website: http://dvctt.noip.gov.vn để thực hiện đăng ký nhãn hiệu trực tuyến. Cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu hay các vấn đề liên quan sẽ được rút gọn và dễ dàng hơn rất nhiều.
5. Quy trình khi đăng ký nhãn hiệu
Một khi bạn đã hoàn thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì bạn hãy nộp hồ sơ để xác nhận đăng ký. Các bước đăng ký nhãn hiệu chủ yếu trong vòng khoảng 3 đến 4 bước cơ bản. Bạn có thể tham khảo để có cái nhìn chân thực hơn:
a. Bước 1: Thẩm định hình thức đơn
Một khi nộp hồ sơ thẩm định viên sẽ xem xét chi tiết về nội dung đơn. Từ các tài liệu liên quan đến giấy tờ cần và đủ cũng như phí nộp,..Nếu có bất kỳ sai sót nào xảy ra thẩm định viên sẽ từ chối đơn. Trong khoảng thời gian đăng ký nhãn hiệu 1 tháng với công văn đưa ra mà doanh nghiệp, cá nhân không trả lời thì đơn sẽ hủy bỏ. Nếu đơn đúng yêu cầu thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ chấp nhận.
b. Bước 2: Công bố đơn hợp lệ
Một khi đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận thì chúng sẽ được công bố trên Công báo SHCN. Thời gian công bố sẽ là 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận. Nội dung công bố là các thông tin liên quan thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu,..Trong khi đơn công bố nếu có bên thứ 3 nào phản đối có thể đệ đơn với các lý do chính đáng.
c. Bước 3: Thẩm định nội dung đơn
Vào thời gian này Cục SHTT sẽ chính thức xem xét, đánh giá khả năng bảo hộ. Thông quá quá trình xem xét các đơn vị chức năng sẽ xác định có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của đơn hay không. Thời gian thẩm định nội dung sẽ khoảng 9 tháng kể từ khi công bố đơn. Tuy nhiên thực tế giai đoạn này có thể kéo dài lên đến 15 hoặc 18 tháng.
d. Bước 4: Cấp bằng đăng ký nhãn hiệu
Một khi đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn đề ra thì Cục SHTT sẽ thông báo cấp bằng. Đồng thời yêu cầu người nộp đơn nạp đầy đủ lệ phí để nhận bằng. Thời gian nhận bằng đăng ký khoảng 1 tháng.
Bản quyền bảo hộ nhãn hiệu sẽ được quy định trong vòng 10 năm kể từ khi nộp đơn. Vì thế nếu hết thời hạn quy định các doanh nghiệp, cá nhân cần gia hạn đăng ký nhãn hiệu. Thời gian gia hạn phải được thực hiện khoảng 6 tháng trước khi hết hiệu lực.
6. Chi phí đăng ký nhãn hiệu bao nhiêu hiện nay?
Nhìn chung về giá đăng ký nhãn hiệu bao nhiêu tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chi phí còn dựa trên số nhóm cũng như số sản phẩm của mỗi nhóm trong đơn đề cập. Chi phí sẽ tăng lên nếu số nhóm và sản phẩm liệt kê sẽ tăng.
Thế nhưng bạn không cần phải lo lắng đến giá thành vì mức giá cũng không quá cao. Theo đó bảng báo giá đăng ký nhãn hiệu ví dụ cho nhóm thực phẩm là 4.000.000 đồng. Trong đó giá này bao gồm cho 1 đơn của 1 nhóm dưới 6 sản phẩm/dịch vụ.
Trên đây là những thông tin tổng quan khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…Mong rằng qua đó bạn sẽ có cho mình những kinh nghiệm bổ ích khi đăng ký nhãn hiệu.
Tham khảo: Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Link bài viết: https://havip.com.vn/thu-tuc-dang-ky-nhan-hieu/
Để quý khách hàng có đầy đủ thông tin về thủ tục và các bước đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội, xin vui lòng liên hệ:
Công ty Sở hữu Trí tuệ HAVIP (HAVIP IP)
Căn 1010-1012, tầng 10, toà nhà Gold Tower, số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: (024) 35525 035 / 036
Số hotline: 0912.418.948
Email: info@havip.com.vn
Website: https://havip.com.vn/
Công ty TNHH Sở hữu Trí tuệ Havip được thành lập ngày 27/7/2005 và đã được ghi nhận là Tổ chức Đại diện Sở hữu Trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả Việt Nam.