Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đảm bảo nội dung con dấu có thể hiện tên và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự do quyết định hình thức và số lượng con dấu. Trước kia, rất hãn hữu có trường hợp 01 doanh nghiệp có 02 con dấu, thì nay doanh nghiệp có thể có nhiều hơn 01 con dấu, số lượng cụ thể được quy định cụ thể tại điều lệ công ty. Cùng với đó, cơ quan quản lý dấu không phải là cơ quan công an như trước đây.
1. Thủ tục đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp 2020
Bước 1: Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp tức là nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tìm đến một đơn vị khắc dấu uy tín, chuyên nghiệp để yêu cầu khắc dấu theo mong muốn của mình, cần lưu ý một vài điểm sau:
- Nội dung con dấu: Doanh nghiệp có thể tự chủ về nội dung, nhưng bắt buộc phải có những nội dung sau: Tên công ty; MSDN; trụ sở chính;
- Số lượng con dấu: Doanh nghiệp có thể tự quyết định về số lượng con dấu (Tức doanh nghiệp thích khác bao nhiêu con dấu cũng được);
- Hình thức con dấu: Có thể hình tròn, hình vuông, hình ô van, hình tam giác……màu con dấu có thể màu đỏ, màu xanh, màu vàng, màu tím…
Bước 2: Sau khi khắc dấu công ty xong, doanh nghiệp làm thông báo mẫu dấu, gửi lên phòng Đăng ký kinh doanh để đăng công bố mẫu con dấu trên công thông tin điện tử quốc gia.
Bước 3: Sau 3 ngày, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trả thông báo mẫu dấu.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ làm con dấu đỏ cho doanh nghiệp, khiến cho khách hàng hoang mang khi có rất nhiều đơn vị khắc dấu trôi nổi, không đảm bảo chất lượng,… chính vì vậy, quý khách hàng nên thận trọng lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu uy tín, có cơ sở địa chỉ rõ ràng,… để được sử dụng dịch vụ tốt nhất.
Tham khảo: Thông tin doanh nghiệp mới thành lập
2. Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng
Con dấu có vai trò rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà công ty phải đăng ký, thay đổi mẫu con dấu như con dấu bị hỏng, bị mất,… Vậy thủ tục và hồ sơ làm lại con dấu như thế nào? Cùng HAVIP LAW tìm hiểu.
a. Hồ sơ cần chuẩn bị những tài liệu gì?
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Để làm thủ tục này Doanh ghiệp phải có Giấy đề nghị thay đổi con dấu trong đó phải nêu rõ lý do, nguyên nhân vì sao thay đổi, để Phòng đăng kí kinh doanh nắm được lý do vì sao cần thay đổi mẫu con dấu (Ví dụ: Do con dấu bị hư hỏng thì phải nêu rõ lý do trong giấy đề nghị là do con dấu bị hư hỏng), thực hiện đóng mẫu dấu vào giấy đề nghị);
- Giấy đăng kí kinh doanh đối với doanh nghiệp còn đối với cơ quan, tổ chức thì Giấy chứng nhận hoạt động của tổ chức đó;
- Giấy chứng nhận mẫu dấu đã được Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc đã được cơ quan công an cấp trước đó để nộp lại. Tuy nhiên trong trường hợp nộp hồ sơ trên cổng thông tin điện tử thì không cần phải nộp lại chỉ cần nộp đầy đủ và hợp lệ trên hệ thống nhằm tối giản hóa hơn về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.
- Giấy tờ tùy thân của người đến làm thủ tục: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đó. Trường hợp ủy quyền thì phải có Giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền. Chứng minh nhân dân bản sao công chứng, chứng thực của người ủy quyền.
- Con dấu cũ cần thay đổi để kiểm tra đối với cơ quan nhà nước và với trường hợp doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan công an còn đối với doanh nghiệp tự thực hiện việc khắc dấu theo Luật doanh nghiệp 2014 thì không cần vì Doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm pháp lý về tính trung thực, hợp pháp, phù hợp với phong tục tập quán con dấu của doanh nghiệp.
b. Trình tự thủ tục thay đổi dấu như thế nào
Trình tự thủ tục thay đổi dấu:
+) Đối với Doanh nghiệp thì sẽ làm theo trình tự thủ tục như sau:
- Đối với Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng con dấu của Doanh nghiệp. Đây là một quy định mở, tân tiến từ thời điểm Luật doanh nghiệp 2014 ra đời và có hiệu lực, nhằm tối giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy thủ thay đổi mẫu con dấu cũng đơn giản hơn rất nhiều.
- Doanh nghiệp sẽ tự đi khắc mẫu con dấu trước tại cơ sở có đủ điều kiện khắc dấu theo quy định của pháp luật. Sau khi khắc xong dấu thì doanh nghiệp sẽ làm thủ tục thông báo lên Sở kế hoạch và Đầu tư, nộp đầy đủ hồ sơ như đã trình bày ở trên để Phòng đăng kí kinh doanh xem xét.
Doanh nghiệp có thể lên nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại thì có thể nộp trên phần mềm trực tuyến. Tuy nhiên để nộp qua trực tuyến được thì doanh nghiệp cần lập một tài khoản về đăng kí kinh doanh, scan hồ sơ và nộp theo hướng dẫn.
Căn cứ Nghị định 108/2018NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống điện tử thì không cần phải nộp hồ sơ giấy lên Sở kế hoạch và Đầu tư mà chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ trên phần mềm.
- Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Phòng đăng kí kinh doanh giao giấy biên nhận cho người nộp kể cả nộp trực tiếp hay qua hệ thống phần mềm. Nếu cần bổ sung giấy tờ thì trong vòng 03 này sẽ thông báo cho Doanh nghiệp nộp bổ sung.
Khi đầy đủ hồ sơ Phòng đăng kí kinh doanh sẽ thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, khi thực hiện đăng tải xong doanh nghiệp được cấp thông báo đăng tải thì mẫu con dấu cũ sẽ hết hiệu lực.
+) Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam….chức danh nhà nước không áp dụng theo luật Doanh nghiệp và luật đầu tư.
Thực hiện đổi mẫu con dấu khi con dấu sử dung nhiều bị biến dạng, bị mòn hoặc hư hỏng thì ghi rõ lý do cần thay đổi vào giấy đề nghị thay đổi. Tuy nhiên đối với các cơ quan này khi làm thủ tục thay đổi con dấu bắt buộc phải nộp lại con dấu cũ cho cơ quan cấp trước đó để hủy bỏ con dấu đó.
Tham khảo: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Link bài viết: https://havip.com.vn/thu-tuc-lam-con-dau-cong-ty-moi-thanh-lap/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/