Em trai tôi cùng 1 người bạn đã đi xe máy và đánh chết người. Được biết em trai tôi không hề có xích mích với nạn nhân, sau khi được bạn rủ đi đánh nhau, em trai tôi đã ngồi lên xe và cầm gậy đánh nạn nhân. Do ngồi trên xe và cầm gậy, người bạn của em trai tôi lái xe. Nên em trai tôi là người trực tiếp thực hiện hành vi giết người. Tuy nhiên, chỉ là điều không mong muốn xảy ra, cả 2 đứa đều không có ý giết người mà chỉ đánh để làm nạn nhân sợ. Do cầm gậy, đánh vào gáy nạn nhân nên chỉ có 3 gậy đánh nạn nhân đã vào huyệt và gây tử vong cho nạn nhân. Em trai tôi thấy nạn nhân ngã xe, tưởng nạn nhân do đau nên ngã, không hề biết là nạn nhân đã chết cho đến 5h sau khi công an phát hiện và đến báo. Hung khí gây ra tử vong là ống nhựa nóng lạnh, thời gian gây án là buổi tối tầm 10h tối, không cố ý gây tử vong, không thù oán với nạn nhân, đã có lệnh đi bộ đội của xã, chưa có tiền án hình sự, gia đình tôi đã đến thăm viếng gia đình nạn nhân nhưng chưa làm thỏa thuận bồi thường. Vậy cho tôi hỏi em tôi có những tình tiết giảm án nào không, mức hình phạt khoảng bao lâu, có cách nào để giảm hình phạt. Trong thời gian 4 tháng tạm giam, có thể mời luật sư được không và mức giá là bao nhiêu. Mong được sự chỉ đáp tận tình của luật sư!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới HAVIP, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Trách nhiệm hình sự của hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
…”
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại ĐIều 51 đã nêu trên. Bạn có thể căn cứ vào quy định này để xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho em mình.
Trong trường hợp này dựa trên các thông tin bạn cung cấp nếu em bạn thật sự không có ý định giết người mà chỉ có ý định gây thương tích để đe dọa người bị hại và dẫn đến hậu quả chết người thì hành vi này của em bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác theo định tại ĐIều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;…”
Như vậy, em bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
Hiện tại đang trong thời hạn tạm giam để điều tra, em bạn vẫn có quyền có người bào chữa. Mức chi phí và các công việc cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng văn phòng do đó, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến văn phòng luật sư mà mình muốn đặt dịch vụ.
Phân biệt tội Giết người và Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Giết người | Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người | |
Xác định mục đích hành vi phạm tội | Ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội là tước đoạt tính mạng của người khác | + Nếu có đồng phạm và chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ
+ Người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”. + Ý thức của người thực hiện chỉ nhằm mục đích là gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe, tinh thần của nạn nhân chứ không nhằm mục đích tước đi tính mạng của nạn nhân |
Xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công | “Mức độ là tiêu chuẩn để xác định cho hành động; Cường độ là độ mạnh của lực”, việc xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công nhằm phân biệt hai tội danh này là rất quan trọng.
Xác định có phạm tội giết người hay không thì sẽ căn cứ vào mức độ tấn công nhanh hay chậm và cường độ tấn công nạn nhân liên tục hay không Ví dụ: người phạm tội đánh nạn nhân liên tục dù, với lực đánh rất mạnh mặc dù mọi người khác đã can ngăn nhưng vẫn cứ tiếp tục đánh làm cho nạn chết |
Với tội cố ý gây thương tích thì mức độ tấn công của người phạm tội nhẹ hơn so với mức độ và cường độ của tội Giết người.
Ví dụ: khi người phạm tội đang đánh nạn nhân thì có người can ngăn, người phạm tội lập tức ngừng hành động đó lại, đây cũng được coi là yếu tố để xem xét người phạm tội gây thương tích dẫn đến chết người |
Xác định vị trí tác động | Tấn công vào các vị trí trọng yếu của nạn nhân: đầu, ngực, bụng.. | Không nhằm vào các vị trí trọng yếu |
Khi xác định các vị trí trọng yếu của cơ thể con người cần kết hợp với việc xác định các yếu tố khác như cường độ tấn công, mức độ tấn công, hung khí sử dụng…. | ||
Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác | Các vũ khí sử dụng có tính chất nguy hiểm cao: súng, dao… | Hung khí ít nguy hiểm hơn khó gây chết người hơn |
Xác định yếu tố lỗi trong việc gây ra hậu quả chết người | Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả chết người xảy ra | Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra. |
Hình phạt | – Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết 02 người trở lên; + Giết người dưới 16 tuổi; + Giết phụ nữ mà biết là có thai; + Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; + Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; + Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; + Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; + Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; + Thực hiện tội phạm một cách man rợ; + Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; + Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; + Thuê giết người hoặc giết người thuê; + Có tính chất côn đồ; + Có tổ chức; + Tái phạm nguy hiểm; + Vì động cơ đê hèn. – Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Giết người không thuộc các trường hợp quy định trên. |
– Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm
+ Làm chết người – Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân + Làm chết hai người trở lên
|
Căn cứ pháp lý | Điều 123, Bộ luật Hình sự 2015. | Khoản 4, Khoản 5, Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. |