1. Khái niệm, giải thích
– Sáng chế / giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ do con người tạo ra;
– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên;
– Giải pháp hữu ích là những sản phẩm chế tạo ra nhằm cải tiến hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó;
Tham khảo: Các bước đăng ký sáng chế
2. Điều kiện bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích
a. Điều kiện bảo hộ sáng chế
– Có tính mới
– Có tính sáng tạo
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
b. Điều kiện bảo hộ giải pháp hữu ích
– Có tính mới
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
3. Đối tượng không được nhà nước bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế và giải pháp hữu ích
a. Đối tượng không được bảo hộ của sáng chế và giải pháp hữu ích
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Phương pháp phòng ngừa ,chẩn đoán và chữa bệnh cho người ,động vật;
- Giống động vật ,thực vật;
- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế, giáo dục, giảng dạy, đào tạo,…
- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
- Phương pháp luyện tập vật nuôi;
- Hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật động vật;
- Bản thiết kế, sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng;
- Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ;
- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử.
b. Tài liệu cần thiết khi đăng ký bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích
- Tờ khai (2 bản)
- Bản mô tả sáng chế (2 bản)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
-> Khác:
+ Yêu cầu bảo hộ;
+ Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán,… (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả Sáng chế / giải pháp hữu ích;
+ Bản tóm tắt Sáng chế / giải pháp hữu ích;
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, gồm một (01) bản;
+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp thông qua đại diện)
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (01) bản;
+ Bản tiếng Việt của bản mô tả Sáng chế /giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt Sáng chế / giải pháp hữu ích, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga;
Tham khảo: Quyền đăng ký bảo hộ sáng chế
4. So sánh sự khác nhau giữa sáng chế và giải pháp hữu ích
Sáng chế và giải pháp hữu ích đều là những giải pháp quy trình có giá trị trong sản xuất kinh doanh, đời sống. Giữ hai đối tượng này có những điểm giống và khác nhau. Có thể nói bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích là trường hợp ngoại lệ của việc bảo hộ dưới hình thức sáng chế
– Giống nhau:
- Đều là đối tượng được bảo hộ quyền SHTT
- Đều được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền
- Phải đáp ứng về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp
- Tuân thủ các quy định Luật SHTT về đăng ký, gia hạn, duy trì, chấm dứt bảo hộ
– Khác nhau:
Sáng chế | Giải pháp hữu ích | |
Khái niệm | Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (khoản 12 Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi 2009) | Giải pháp hữu ích là những sáng chế không đáp ứng điều kiện về trình độ sáng như sáng chế, nhưng không phải là những hiểu biết thông thường |
Cơ sở pháp lý | Khoản 1 Điều 58 Luật SHTT 2005 | Khoản 2 Điều 58 Luật SHTT 2005 |
Điều kiện bảo hộ |
|
|
Thời hạn bảo hộ | Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn (khoản 2 Điều 93) | Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.(khoản 3 Điều 93) |
Quyền sử dụng trước | Đối tượng quyền sử dụng trước | Không là đối tượng quyền sử dụng trước |
Kết luận: Nhằm mục đích khuyến khích nghiên cứu phát triển công nghiệp nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện và ghi nhận sự lao động sáng tạo của cá nhân, tổ chức. Do đó, đối với những giải pháp, quy trình không đáp ứng đủ điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế nhưng đáp ứng các điều kiện luật định sẽ được bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích. Ở những nước đang phát triển giống như Việt Nam việc ghi nhận và bảo hộ giải pháp hữu ích đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển công nghệ quốc gia.
5. Thời hạn duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích
a. Duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trong 20 năm. Để gia hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu cần nộp phí gia hạn trong vòng 6 tháng trước ngày hết kỳ hạn hiệu lực, có thể nộp muộn nhưng không được quá 6 tháng và phải nộp thêm 10% lệ phí mỗi tháng nộp muộn.
b. Duy trì hiệu lực Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn, gia hạn theo từng năm.
Link bài viết: https://havip.com.vn/tong-quat-ve-sang-che-va-giai-phap-huu-ich/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/