Tra cứ nhãn hiệu đã đăng ký là một trong những bước quan trọng không thể thiếu để có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thuận lợi nhất. Bởi doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu sẽ không thể tránh được việc nhãn hiệu mà mình đăng ký sẽ bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nào đó đã đăng ký trước đó. Vì vậy việc kiểm tra hay tra cứu nhãn hiệu độc quyền là việc làm cần thiết để biết được thương hiệu của bạn đã có ai đăng ký hay chưa.
1. Tại sao phải kiểm tra đăng ký nhãn hiệu?
Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam để tránh tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn.
a. Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng
Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.
b. Tránh mất thời gian và chi phí
Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.
Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).
c. Kiểm tra tính chính xác
Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.
Tham khảo: Tạo câu lệnh tra cứu nhãn nhãn hiệu
Có 02 cách kiểm tra đăng ký nhãn hiệu xem có đăng ký được không được thực hiện thông qua các cách sau:
2. Tiến hành tra cứu cơ bản
a. Để tra cứu nhãn hiệu sử dụng IPLib, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào IPLib tại địa chỉ: IpLib.noip.gov.vn, và chọn mục “Nhãn hiệu” bên trái.
Bước 2: Chọn tên trường cần tra cứu và điền nội dung vào mục “Biểu thức”. trademark
Ví dụ tra cứu nhãn hiệu “HAVIP và hình” là một trong số rất nhiều nhãn hiệu mà HAVIP-IP đã đăng ký nhãn hiệu thành công cho khách hàng, nhập vào trường “Nhãn hiệu tìm kiếm” chữ “HAVIP” như dưới đây:
Sau đó click vào “Tìm kiếm” để tìm xem thông tin về nhãn hiêu. search
Bước 3: Click vào số đơn 4-2008-10773 để xem thông tin chi tiết về đơn nhãn hiệu:
Từ hướng dẫn như trên, người tra cứu nhãn hiệu trực tuyến có thể thực hiện việc tra cứu với các nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu có chữ “HAVIP” bằng cách nhập vào trường “Nhãn hiệu tìm kiếm” chữ cụm *HAVIP*. Khi đó, người tra cứu có thể xem được khoảng 7 các nhãn hiệu có chữ “HAVIP”.
Tham khảo: Hướng dẫn tra cứu sáng chế Việt Nam
b. Để tra cứu nhãn hiệu quốc tế sử dụng WIPO, cần thực hiện các bước sau:
Việc thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam là điều rất cần thiết đối với mỗi tổ chức cá nhân. Vì vậy, ngoài việc tra cứu nhanh nhãn hiệu dựa trên cơ sở dữ liệu trên thư viện số về sở hữu công nghiệp tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành tra cứu nhãn hiêu wipo được nộp vào Việt Nam qua dữ liệu online của Cơ quan sở hữu trí tuệ Thế Giới (WIPO) tại website: http://www.wipo.int/romarin.
Chúng tôi xin được hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành tra cứu nhãn hiệu quốc tế wipo thông qua cơ sở dữ liệu của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) như sau:
Bước 1: Người tra cứu nhãn hiệu truy cập vào đại chỉ website http://www.wipo.int/romarin và chọn “Advanced Search” phía bên trái.
Bước 2: Người tra cứu nhãn hiệu chọn tên trường cần tra cứu và điền nội dung vào mục “Biểu thức” gồm Trademark (tên nhãn hiệu) và Designation (quốc gia được chỉ định).
Ví dụ: Tra cứu nhãn hiệu “TRUECONF” là một trong số rất nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký thành công tại Việt Nam, nhập vào trường “Trademark” chữ “TRUECONF” và nhập vào trường “Designation” như dưới đây.
Sau đó, người tra cứu click vào “search” phía góc dưới bên phải để tìm xem thông tin về nhãn hiệu.
Bước 3: Người tra cứu Click vào “Reg. No” (số đăng ký) 1330740 để xem thông tin chi tiết về đơn nhãn hiệu:
Từ hướng dẫn như trên, người tra cứu nhãn hiệu có thể thực hiện việc tra cứu với các nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu có chữ “TRUE” hoặc “CONF” bằng cách nhập vào trường “Trademark” cụm chữ “TRUE” hoặc “CONF”. Khi đó, người tra cứu có thể xem được các nhãn hiệu được coi là tương tự với nhãn hiệu “TRUECONF”.
Để tối ưu hóa việc tìm kiếm, người tra cứu hiệu cần thêm thông tin cho các trường như: “Nice” (nhóm sản phẩm/dịch vụ), “Holder” (chủ sở hữu), Vienna (loại hình)…..
Người tra cứu nhãn hiệu có thể áp dụng một số quy tắc khi tìm kiếm các từ khóa như sau:
Ký tự “*”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc nhiều ký tự.
Ký tự “?”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự.
Ký tự “_”: Thay thế cho một ký tự.
Cặp ngoặc kép “…”: Nếu bạn đặt chuỗi tìm kiếm trong dấu ngoặc kép, khi tìm kiếm, hệ thống sẽ tìm chính xác những bản ghi chứa chuỗi đó. Chuỗi tìm kiếm đặt trong dấu ngoặc kép được coi là một từ.
Dấu cách giữa hai từ hoặc (cụm) từ biểu thị cho hoán tử Hoặc.
Việc thực hiện tra cứu nhãn hiệu Quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và tiết kiệm chi phí khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
3. Tiến hành tra cứu nâng cao
Với cách tra cứu nhãn hiệu thì bạn sẽ tra cứu chuẩn một cách chính xác. Ngày nay có nhiều nhãn hiệu có hình dạng gây nhầm lẫn cao và khó có thể phân biệt thì với cách tra cứu cơ bản kia thì gần như không thể tra cứu được. Và tra cứu chính xác nhất thì bạn có thể gửi các mẫu nhãn hiệu của bạn đến cho các công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện Cục sở hữu trí tuệ để tra cứu một cách chính xác nhất. Tại các đơn vị tra cứu này thì thường có khả năng bảo hộ chính xác có thể lên tới 95% và chỉ còn 5% còn lại là gặp phải các yếu tố rủi ro, tranh chấp trong việc đăng ký nhãn hiệu.
Tham khảo: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Để tối ưu hóa việc tìm kiếm, người tra cứu nhãn hiệu cần thêm thông tin cho các trường như: “Nhóm SP/DV”, “Người nộp đơn”, “Tên sản phẩm/dịch vụ”, v.v…
Link bài viết: https://havip.com.vn/tra-cuu-nhan-hieu-dung-iplib/
Website: https://havip.com.vn