Khi quyền sở hữu trí tuệ có dấu hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu quyền có quyền yêu cầu chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm chấm dứt xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm đó. Việc yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm là hành động cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gồm có: Tòa án, Thanh tra, Quán lý thị trường, Hải quan, Công an, UBND các cấp.
Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, UBND các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đế sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan.
Ngoài ra, để chứng minh có hành vi xâm phạm xảy ra, cần giám định sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan giám định, và sử dụng kết luận giám định như một bằng chứng không thể chối cãi để xử lý triệt để hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.