Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT mới nhất 2020 theo thông tư 39/2014/TT-BTC dùng trong trường hợp thông tin hóa đơn GTGT bị viết sai viết sai tên, địa chỉ công ty, mã số thuế, tên hàng hóa, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế, số tiền bằng chữ …theo Thông tư 26 và thông tư 39. Cung cấp mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn xuất sai, nhầm lẫn? và một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc điều chỉnh, chỉnh sửa hóa đơn xuất sai sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:
1. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót mới nhất 2020?
Công ty Havip cung cấp mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót đang áp dụng theo quy định của pháp luật hiện nay để quý khách hàng tham khảo và vận dụng. Bạn có thể tải Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót mới nhất 2020 tại đây:
2. Điều chỉnh khi xuất sai hóa đơn Giá trị gia tăng như thế nào?
Theo hướng dẫn tại điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trường hợp hóa đơn đầu vào của bạn bị sai mã số thuế sẽ có 2 trường hợp:
– Nếu đã giao cho khách hàng hai bên chưa khai thuế thì phải tiến hành lập biên bản thu hồi và thu hồi lại hóa đơn xuất hóa đơn mới.
– Nếu hai bên đã khai thuế thì xuất hóa đơn điều chỉnh kèm theo biên bản điều chỉnh có xác nhận của hai bên.
Vậy không có trường hợp nào sửa sai hóa đơn bằng cách sửa trực tiếp trên hóa đơn và đóng dấu treo. Hóa đơn như bạn đã nêu là hóa đơn sai không được chấp nhận.
3. Quy định về việc biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai địa chỉ nhưng đúng mã số thuế
Quy định về việc biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai địa chỉ nhưng đúng mã số thuế như sau:
- Biên bản điều chỉnh phải ghi đúng, đầy đủ thông tin của bên bán hàng, bên mua hàng;
- Lý do lập biên bản điều chỉnh hóa đơn;
- Nội dung trước khi điều chỉnh;
- Nội dung sau khi điều chỉnh;
- Điều chỉnh cho những hóa đơn nào (nếu trong cùng một lần phát hiện ra nhiều hóa đơn khác nhau của cùng một nhà cung cấp).
4. Cách xử lý hóa đơn viết sai theo quy định mới nhất 2020
a. Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với hoá đơn viết sai nhưng chưa giao cho người mua. (Dù là đã xé khỏi cuống hay chưa xé khỏi cuống).
Đối với trường hợp này khi kế toán lập hoá đơn bị sai với bất cứ lỗi nào. Thì các bạn áp dụng cách xử lý hóa đơn viết sai như sau:
- Bước 1: Gạch chéo tất cả các liên của hoá đơn viết sai và lưu giữ.
- Bước 2: Lập lại hoá đơn mới. (Hoá đơn mới ghi ngày xuất lại hoá đơn, không phải ngày của hoá đơn cũ).
Ví dụ: Ngày 15/08/2018 các bạn xuất hoá đơn nhưng bị viết sai tên hàng hoá. Thì kế toán chỉ cần gạch chéo các liên của hoá đơn viết sai này. Sau đó xuất lại hoá đơn mới ở ngày hiện tại.
Cụ thể:
- Trường hợp chưa xé khỏi cuống thì kế toán gạch chéo cả 03 liên và để nguyên tại cuống, sau đó xuất hoá đơn mới.
- Trường hợp đã xé khỏi cuống kế toán cũng gạch chéo 03 liên và lưu lại. (Các bạn có thể bấm ghim hoặc dính lại luôn tại cuống để sau này dễ tìm và tránh thất lạc).
Lưu ý:
- Kế toán không được xé hay vứt bỏ hoá đơn bị sai này mà phải lưu lại để giải trình với Cơ quan thuế khi cần.
- Các hóa bị lập sai này sẽ được điền vào cột số (15) – Cột XÓA BỎ khi làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
b. Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với hoá đơn viết sai và đã giao cho người mua
– Bên bán và bên mua CHƯA KÊ KHAI Cách xử lý hóa đơn viết sai như thế nào?
Đối với trường hợp này Cách xử lý hóa đơn viết sai như sau:
- Bước 1: Hai bên lập Biên bản thu hồi hoá đơn và bên bán thu lại các liên của số hoá đơn đã viết sai.(Biên bản thu hồi phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn).
- Bước 2: Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ hoá đơn lập sai và xuất lại hoá đơn mới.
Ví dụ: Ngày 20/08/2018 bên bán xuất hoá đơn 0000253, ký hiệu HN/17P. Nhưng đến ngày 15/09/2018 bên bán hoặc bên mua mới phát hiện ra bị sai số tiền. Tuy nhiên cả hai bên đều chưa kê khai. Thì bên bán lập biên bản thu hồi hoá đơn viết sai đó. Sau đó tiến hành xuất hoá đơn mới thay thế hoá đơn viết sai đã thu hồi vào ngày 15/09/2018 và kê khai như bình thường.
Bạn có thể tải mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn đã lập với nội dung dưới đây:
Sau khi lập Biên bản thu hồi hoá đơn và hai bên ký đóng dấu xác nhận. Bên bán thu hồi hoá đơn bị sai và xuất lại hoá đơn mới sau đó tiến hành kê khai như bình thường.
Các hóa bị lập sai sẽ được điền vào cột số (15) – Cột XÓA BỎ khi làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
– Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với hoá đơn ĐÃ KÊ KHAI mới phát hiện ra sai sót
Theo khổ cuối của khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC.
“Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
Trường hợp 1: Bên bán xuất hoá đơn bị sai nhưng KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ TIỀN.
Nếu chỉ bị sai sót về tên, địa chỉ của bên mua (Tức là các chỉ tiêu đều đúng ngoại trừ hai chỉ tiêu tên và địa chỉ người mua). Cách xử lý hóa đơn viết sai là chỉ cần làm biên bản điều chỉnh mà KHÔNG CẦN XUẤT HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH.
Ví dụ: Ngày 08/06/2018 Công ty CP Tập Đoàn Kế Toán Hà Nội xuất hoá đơn số 0000320 ký hiệu HN/18P bán 03 chiếc TV Sam Sung (Smart TV 43’’) cho Công ty CP Kỹ Thuật Cơ Điện Lạnh Hà Nội. Bên bán đã kê khai (hoặc cả hai bên đã kê khai). Nhưng đến ngày 15/08/2018 mới phát hiện ra hoá đơn bị sai địa chỉ người mua.
Đối với trường hợp này chỉ cần lập Biên bản điều chỉnh mà không phải lập hoá đơn điều chỉnh. (Vì không bị sai mã số thuế và không ảnh huởng đến số tiền cũng như các chỉ tiêu khác).
=> Biên bản này sẽ được kẹp cùng hóa đơn 0000320 để giải trình với cơ quan thuế khi cần.
Ví dụ: Cũng vẫn ví dụ trên, Ngày 08/06/2018 Công ty CP Tập Đoàn Kế Toán Hà Nội xuất hoá đơn số 0000320 ký hiệu HN/18P bán 03 chiếc TV Sam Sung (Smart TV 43’’) cho Công ty CP Kỹ Thuật Cơ Điện Lạnh Hà Nội, bên bán đã kê khai (hoặc cả hai bên đã kê khai) nhưng đến ngày 15/08/2018 mới phát hiện ra hoá đơn bị sai mã số thuế người mua.
Đối với TH này phải lập cả BB điều chỉnh và hoá đơn điều chỉnh.
- Bước 1: Lập BB điều chỉnh tương tự như các ví dụ trên.
- Bước 2: Lập Hoá đơn điều chỉnh số 0000400 như sau:
Trường hợp 2: Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với các sai sót còn lại đối với trường hợp đã kê khai này thì chúng ta xử lý như sau:
- Bước 1: Hai bên lập Biên bản điều chỉnh sai sót.
- Bước 2: Người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.
Một số lưu ý khi lập hoá đơn điều chỉnh:
- Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
- Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
- Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Ví dụ: (Về điều chỉnh tăng)
Ngày 05/07/2018 Công ty CP Tập Đoàn Kế Toán Hà Nội bán cho Công ty CP Kỹ Thuật Cơ Điện Lạnh Hà Nội 02 chiếc máy giặt TOSHIBA đơn giá trước thuế 4.500.000 đồng, theo hoá đơn số 0000350, ký hiệu HN/18P. Hai bên đã kê khai thuế, đến ngày 05/09/2018 bên bán phát hiện ra xuất sai đơn giá, đơn giá đúng là 4.800.000 đồng.
Như vậy, hai bên tiến hành thực hiện xử lý như sau:
Bước 1: Lập Biên bản điều chỉnh:
Bước 2: Căn cứ vào biên bản điều chỉnh để lập hoá đơn điều chỉnh
=> Kê khai hoá đơn: Bên bán và bên mua kê khai hoá đơn điều chỉnh vào tháng 9/2018 như hoá đơn bình thường.
Link bài viết: https://havip.com.vn/bien-ban-dieu-chinh-hoa-don-sai-dia-chi-moi-nhat-2020
Link trang chủ: https://havip.com.vn/